【bóng đá hạng 2 tây ban nha】Giải pháp thích ứng, căn cơ, đồng bộ để nâng cao hiệu quả thu hút FDI

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 13:52:16 评论数:
Thực thi thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội để Việt Nam hút nguồn vốn FDI chất lượng cao Năm 2024 là thời cơ mới để tăng lượng và chất trong thu hút FDI Tạo giải pháp đột phá thu hút các dự án FDI quy mô lớn
Giải pháp thích ứng, căn cơ, đồng bộ để nâng cao hiệu quả thu hút FDI
Ông Lê Hữu Quang Huy, Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Liên chi Hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPF), Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC).

Ông đánh giá thế nào về dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt là kết quả thu hút FDI trong 2 tháng đầu năm 2024?

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Việt Nam thu hút được 39.553 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 473,1 tỷ USD, tổng vốn thực hiện của các dự án FDI đạt gần 300 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đăng ký. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 4,29 tỷ USD vốn FDI, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, vốn FDI giải ngân trong 2 tháng đầu năm 2024 cũng ghi nhận đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2023.

Những con số trên cho thấy, mặc dù thời gian qua thu hút FDI toàn cầu không ổn, nhưng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư của cả khu vực và thế giới.

FDI đầu tư vào Việt Nam cũng xuất hiện xu thế mới, dòng vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghệ xanh, sạch và đi vào những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn. Đây là những điểm tích cực. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu mới về vấn đề nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn; vấn đề cung ứng nguyên liệu với giá cả cạnh tranh cho doanh nghiệp FDI…, đòi hỏi phải có giải pháp thích ứng để hấp thụ dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ các tập đoàn nước ngoài.

Thực tế cho thấy, thời gian qua các dự án đầu tư nước ngoài đa số chỉ tập trung vào những tỉnh, thành có điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển. Ông nhận định như thế nào về thực trạng này?

Đây là điều rất bình thường, bởi bản chất các dự án FDI đều là các doanh nghiệp mang các quốc tịch khác nhau, nếu đầu tư mà không mang lại lợi nhuận và hợp tác không hiệu quả thì họ sẽ không vào hoặc đi nơi khác. Với các địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển họ sẽ phải mất thời gian, chi phí xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Trong khi đó, với các địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển dễ thu hút FDI hơn bởi đầu tư vào đó nhà đầu tư không phải mất thời gian, chi phí cho những vấn đề trên.

Như vậy, để thu hút đầu tư FDI cần hoàn thiện môi trường đầu tư, ở cấp quốc gia hay địa phương đều phải bao gồm cải thiện môi trường đầu tư "cứng" (đường sá, cầu cống, cung ứng điện, nước, internet, cơ sở y tế tiên tiến...) và môi trường đầu tư "mềm" (các ưu đãi, thủ tục hành chính, sự hỗ trợ nhà đầu tư của chính quyền, luật pháp, chính sách, cung ứng lao động qua đào tạo...). Muốn vậy, cần các giải pháp thích ứng, căn cơ và đồng bộ. Đặc biệt, các địa phương cũng cần có cách tiếp cận hiệu quả hơn trong công tác xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, để thu hút FDI hiệu quả theo tôi không nên có biên giới tỉnh, thành, ví dụ nhà đầu tư cần 30ha đất tại một địa điểm, nhưng lại muốn lấy đất của địa phương này 20ha và địa phương kia 10ha, lúc đó rất cần có sự liên kết giữa các tỉnh, thành để hài hoà lợi ích và thu hút được dự án đầu tư. Như vậy, điều tôi muốn đề cập ở đây là, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong thu hút FDI cũng vô cùng quan trọng.

Theo tôi không nhất thiết phải có dòng vốn FDI trải đều ở tất cả các địa phương, mà tuỳ vào lợi thế của mình, mỗi địa phương cần có hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đơn cử, các địa phương có lợi thế về nông nghiệp có thể tập trung phát triển các ngành chế biến nông sản xuất khẩu để phù hợp với lợi thế, chứ không phải theo đuổi mục tiêu sản xuất chip. Như vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta cần thay đổi tư duy. Với mục tiêu cuối cùng vẫn phải lấy người dân làm trung tâm, nhằm thay đổi đời sống cho người dân theo hướng tốt hơn.

Việt Nam bắt đầu thực hiện Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, theo đó ưu đãi về thuế sẽ không còn là công cụ hấp dẫn trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Vậy theo ông, chúng ta cần quan tâm vấn đề nào trong chính sách ưu đãi đầu tư mới để thu hút đầu tư FDI?

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI cần sớm có chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế (chứ không phải bù đắp thiếu hụt về thuế) cho các ưu đãi trước đây. Đó là một đòi hỏi thực tế để thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược, các "đại bàng" tiếp tục bay vào Việt Nam “làm tổ”, hợp tác, đầu tư... Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan, việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới. Chẳng hạn, tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế, giảm thiểu việc trốn thuế, tránh thuế, chuyển lợi nhuận, chuyển giá bất hợp pháp... Mặt khác, cần giữ nguyên chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Thưa ông, chiếm khoảng hơn 60% tổng vốn FDI đang đầu tư vào Việt Nam, công nghiệp chế biến, chế tạo hiện vẫn lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn ngoại. Ông bình luận như thế nào về con số này?

Công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm mạnh của nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, và cái gì là thế mạnh của họ thì họ sẽ tập trung đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận, đó là lí do vì sao lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo luôn có tỉ lệ cao trong hoạt động FDI của Việt Nam. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, thời gian qua Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường, điều này cũng tạo ra những cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.

Về lợi ích, dòng vốn FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển và xa hơn là nền kinh tế của Việt Nam phát triển, đồng thời tham gia vào quá trình đào tạo nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đứng về cơ cấu phân bổ GDP của nền kinh tế thì số liệu năm 2022 của Việt Nam cho thấy khu vực xuất nhập khẩu và dịch vụ mới đạt 41,33%. Với hầu hết các nước phát triển, tỷ lệ này là trên 50%. Với nhóm nước công nghiệp phát triển (G7), như Mỹ, Nhật, Tây Âu, thì tỷ lệ này chiếm 70-80% GDP của họ. Do đó, tới đây, việc thu hút và hợp tác FDI cần quan tâm đặc biệt nâng tỷ lệ dịch vụ cao hơn, nhiều hơn. Vì khu vực này mang lại thu nhập lớn và đóng góp ngày càng tăng cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Xin cảm ơn ông!