Ngân hàng mở lối... Tín dụng 9 tháng đầu năm đã có nhiều tăng trưởng tích cực,ệpđỡlochạyvốncuốinăkèo nhà cái bóng đá số tính đến hết tháng 9 ước tăng 11,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với DN nhỏ và vừa đạt trên 1,292 triệu tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Điều này có được là nhờ các tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DN nhỏ và vừa, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DN nhỏ và vừa, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các DN này. Cụ thể, đại diện Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cho biết, ngân hàng đã thực hiện phân tán rủi ro, thay vì cho vay tín chấp cho một DN lớn thì ngân hàng đã chia nhỏ cho nhiều DN nhỏ và vừa vay vốn để giảm xác suất rủi ro. Bên cạnh đó, ABBank cũng thay đổi cách thức thẩm định cho vay, không dựa nhiều vào báo cáo tài chính của DN mà có nghiệp vụ thẩm định quá trình sản xuất kinh doanh của DN, năng lực chủ DN, DN khởi nghiệp nhưng tiền thân là hộ kinh doanh… được vay tín chấp. Tương tự, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho hay, tín dụng cho DN nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. Vì thế, thời gian qua, để khuyến khích DN vay vốn, ngân hàng đã cải thiện các chính sách cho vay, ưu đãi cho DN vay vốn lãi suất thấp. DN nhỏ và vừa có thể vay 100% bằng hình thức tín chấp nếu thỏa mãn các quy định của ngân hàng Agribank. Chính nhờ những hoạt động “mở lối” cho tín dụng nêu trên, nguồn vốn mà các ngân hàng dành cho DN ngày càng lớn. Đặc biệt, theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của ngân hàng do Vụ Dự báo, thống kê (NHNN) tiến hành mới đây, trong quý IV, các ngân hàng kỳ vọng dư nợ tín dụng tăng tốc, bình quân kỳ vọng tăng trưởng 6,07% (cao hơn mức thực tế 5,91% của quý IV/2016 và mức tăng kỳ vọng 5,09% của quý trước). Mức tăng trưởng cao này được kỳ vọng sẽ mở ra tăng trưởng tín dụng đối với DN trong những tháng cuối năm. ... Doanh nghiệp chưa hết gian nan Mặc dù kết quả tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng rất khả quan, nhưng nguồn tín dụng có thực sự đổ vào đối tượng DN cần vốn lại là chuyện cần phải xem xét. Bởi dù được đề cập nhiều lần lâu nay, nhưng với nhiều DN, vay vốn ngân hàng không bao giờ là chuyện dễ dàng. Thậm chí, nếu vay được thì DN vẫn gặp khó khăn. Theo đại diện Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, công ty đang được ngân hàng thương mại cấp tín dụng theo mức lãi suất trên thị trường, điều này làm cho chi phí sản xuất của DN tăng cao, khả năng thu hồi vốn chậm dẫn đến năng lực tái đầu tư công nghệ mới vào sản xuất bị ảnh hưởng. Trên đây là tình hình chung của các DN, nhưng càng vào cuối năm, tình hình càng trở nên khó khăn. Theo các DN, khó khăn vào mùa cao điểm này không chỉ bởi DN khó tiếp cận vốn mà còn phải đối mặt với nguy cơ lãi suất rục rịch tăng. Bởi cuối năm các ngân hàng thường tăng lãi suất huy động để hút vốn, tạo thanh khoản; mà lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng. Chính vì thế, việc tìm nguồn vốn cuối năm với không ít DN đang gặp nhiều gian nan, các DN phải tìm đến nguồn vốn phi chính thức, thậm chí là vốn "tín dụng đen". Đại diện một DN sản xuất thực phẩm cho biết, ngay từ tháng 10, DN đã bắt tay vào sản xuất bánh mứt kẹo cho dịp Tết, sản xuất sớm sẽ giúp DN tránh được khả năng chi phí nguyên liệu tăng cao. Vì thế, ngoài việc lên kế hoạch đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng, phân phối, công ty cũng phải có nguồn vốn lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, do DN có quy mô nhỏ nên gặp khó trong tiếp cận vốn ngân hàng, chủ yếu đến từ vốn tự có, vay vốn từ người thân, bạn bè. Trước tình hình trên, các DN đưa ra đề xuất, ngân hàng cần tập trung nguồn vốn cho DN vào cuối năm, đặc biệt là không để tăng lãi suất cho vay. Bởi tăng lãi suất cho vay sẽ khiến chi phí của DN tăng cao, khiến sản phẩm sản xuất ra khó cạnh tranh. Thêm nữa, ông Lâm Văn Chiểu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân cho rằng, hệ thống ngân hàng cần xem xét, đánh giá kỹ về năng lực của DN để tăng tỷ lệ cho vay tín chấp, tăng tỷ lệ vốn vay dài hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… giúp DN tập trung sản xuất kinh doanh trong vụ cao điểm. |