Stratfor nhận định khi mùa Đông đến gần,ựbáotìnhhìnhthếgiớicuốinăbảng xếp hạng japan football league nước Nga sẽ có vị thế mạnh hơn nhiều so với Ukraine và phương Tây. Trong một vài tuần tới, Nga có thể đẩy Ukraine vào thế phòng thủ trên chiến trường. Các nước châu Âu, trước đó ra sức hậu thuẫn Kiev chống lại Nga, sẽ quay lại gây áp lực buộc giới lãnh đạo Ukraine chấp nhận các yêu cầu của Nga. Mục đích là giúp châu Âu có đủ năng lượng để dùng cho mùa Đông sắp tới. Giá dầu giảm mạnh xuống dưới mức 100 USD/thùng sẽ giúp một số nước tiêu thụ năng lượng lớn như Trung Quốc giảm bớt áp lực trong những tháng tới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với những vấn đề lớn về kinh tế. Khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại, việc bơm tín dụng không còn hữu hiệu như trước đây. Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa lâm vào một cuộc khủng hoảng quy mô toàn quốc, nhưng gánh nặng đối với Bắc Kinh đang gia tăng khi các khoản nợ địa phương tăng. Về chính trị, trong ba tháng cuối năm 2014, Iran sẽ thu hút nhiều sự chú ý, đặc biệt là thời hạn chót ngày 24-11 cho cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ đến gần. Tuy nhiên, Stratfor dự đoán sẽ không đạt được thỏa thuận toàn diện giữa Mỹ và Iran nhằm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran vào cuối năm nay. Vấn đề hạt nhân có thể là trung tâm của sự chú ý, nhưng một số lợi ích chung giữa Washington và Tehran sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ đang phát triển này, bất chấp những tuyên bố tiêu cực như vẫn thường thấy trong quan hệ giữa hai nước. Một số vấn đề - bao gồm mục tiêu ngắn hạn là ngăn chặn IS, lợi ích chung trong đảm bảo dòng chảy dầu mỏ ổn định ra khỏi eo biển Hormuz, và cả mục tiêu lâu dài trong việc biến Iran thành một nguồn cung năng lượng cho châu Âu để thay thế Nga - đã thôi thúc mối quan hệ cởi mở hơn giữa Washington và Tehran. Một số lợi ích chung giữa Washington và Tehran sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ Mỹ-Iran. Một lợi ích chung trong số đó là cuộc chiến đang diễn ra chống IS. Saudi Arabia và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đều muốn sử dụng một chiến dịch quân sự ở Syria như một cơ hội để làm tê liệt các đồng minh của Iran ở vùng Cận Đông. Diễn biến phức tạp trong các cuộc đàm phán Mỹ-Iran sẽ tạo ra cơ hội cho Saudi Arabia và các nước Arập vùng Vịnh khác tái khẳng định liên minh với Mỹ. Điều này có thể được nhận thấy qua sự tham gia của Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập (UAE), Bahrain, Qatar và Jordan trong chiến dịch không kích chống IS ở Syria, dù những nước này có nguy cơ bị trả đũa bằng các cuộc tấn công của các phần tử ủng hộ IS. Để đạt được mục tiêu làm suy giảm ảnh hưởng của Iran, các đối tác liên minh Arập sẽ tìm cách hướng nhiệm vụ chống IS sang lật đổ đồng minh của Iran là Tổng thống Syria Bashar al-Assad và làm suy yếu tổ chức Hezbollah ở Liban, những mục tiêu đã tạo ra ranh giới mà Mỹ không muốn vượt qua. Sự kiểm soát của Mỹ trong sứ mệnh tại Syria sẽ yếu dần khi các chiến dịch quân sự bước vào giai đoạn tiếp theo là trang bị vũ khí và huấn luyện quân nổi dậy Syria trên mặt đất. Các chiến dịch không kích ở Syria sẽ nhằm phá hủy các cơ sở hậu cần quan trọng của IS, nhưng những hạn chế vốn có của chiến dịch sẽ ngăn cản Mỹ đẩy lực lượng IS ra khỏi miền Đông Syria. Hoạt động của IS sẽ bị hạn chế rõ ràng nhất ở Iraq. Mối đe dọa thông thường mà IS và mạng lưới của chúng gây ra sẽ suy giảm trong quý IV-2014, nhưng nhóm này có thể phát động các cuộc tấn công không thông thường. Ngay cả khi IS bị đẩy vào thế phòng thủ ở Iraq, lực lượng này vẫn không thể bị đánh bật khỏi các khu vực đô thị như Mosul. Sự khác biệt giữa các lực lượng chiến đấu trên mặt đất chống IS - bao gồm nhóm bộ lạc người Sunni, nhóm người Kurd, nhóm dân quân người Shi'ite và lực lượng quân đội Iraq - sẽ cản trở các nỗ lực chống IS trên mặt đất. |