当前位置:首页 > World Cup

【bong dá lu】Quản lý vốn đầu tư công: Tiết kiệm ngay từ chủ trương đầu tư

Thời gian qua,ảnlývốnđầutưcôngTiếtkiệmngaytừchủtrươngđầutư<strong>bong dá lu</strong> việc quản lý đầu tư xây dựng đã được kiểm soát chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm

Thời gian qua, việc quản lý đầu tư xây dựng đã được kiểm soát chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm trong việc giao vốn.

Thời gian tới, Chính phủ nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư của nhà nước thông qua việc tăng cường công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Chương trình tổng thể THTKCLP năm 2019.

Bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên

Báo cáo THTKCLP năm 2018 của Chính phủ gửi tới Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung bố trí vốn đầu tư xây dựng theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, đã bố trí 722,2 tỷ đồng để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí 8.800 tỷ đồng để hoàn trả các khoản vốn ứng trước; bố trí vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA (đã bố trí kế hoạch năm 2018 khoảng 4.690 tỷ đồng). Quá trình phân bổ vốn đã phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn, tạo thêm quyền tự chủ, chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và được thực hiện công khai, minh bạch. Trung ương chỉ phân bổ tổng số vốn; các bộ, ngành, địa phương chủ động dự kiến danh mục và bố trí vốn cho từng dự án cụ thể.

Công tác quyết toán dự án hoàn thành cũng được chú trọng, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí. Theo báo cáo của 57/63 tỉnh, thành phố và 25/54 bộ, cơ quan ngang bộ, 17/26 tập đoàn, tổng công ty, năm 2018 có 57.978 dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán với tổng số vốn đầu tư đề nghị quyết toán là 432.687 tỷ đồng; qua thẩm tra, phê duyệt đã giảm giá trị quyết toán 5.292 tỷ đồng. Không những vậy, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước vốn kế hoạch được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Tính đến hết năm 2018, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương còn lại khoảng 1.940 tỷ đồng (không bao gồm nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia), giảm khoảng 74% so với thời điểm trước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực (31/12/2014). Ngoài ra, các bộ, ngành, các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan chủ động phối hợp, đề xuất dừng hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với nhiều dự án BOT không phù hợp...

Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nêu rõ, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, song công tác giải ngân kế hoạch vốn NSNN của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm. Tỷ lệ giải ngân qua Kho bạc Nhà nước đến ngày 31/1/2019 là 299.280 tỷ đồng, đạt 74,88% kế hoạch vốn Quốc hội giao, gây lãng phí nguồn lực đầu tư phát triển. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp so với tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Việc phân bổ vốn chi tiết cho từng dự án còn nhiều hạn chế. Tình trạng phức tạp tại một số trạm thu phí BOT giao thông chưa được giải quyết…

Phấn đấu thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư

Thời gian tới, công tác THTKCLP năm 2019 của Chính phủ được xác định sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Để có thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, Chính phủ yêu cầu siết chặt từ khâu xây dựng ý tưởng, chủ trương đầu tư các dự án đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công. Đồng thời, đảm bảo 100% kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, cần tăng cường rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp, bảo đảm giải ngân 100% kế hoạch được giao, bảo đảm bố trí đủ vốn để thanh toán 50% tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại chưa thanh toán và 30% số vốn ứng trước nguồn ngân sách nhà nước chưa thu hồi giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, là đảm bảo mục tiêu chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế; phấn đấu thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư…

Cùng với việc đặt ra các mục tiêu, Chính phủ cũng đề ra nhiều giải pháp quan trọng. Đó là cần tập trung triển khai thực hiện Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch để bảo đảm đồng bộ, thống nhất pháp luật về quy hoạch; rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện quy hoạch; tập trung xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để quy hoạch thật sự là tiền đề cho việc xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư... Song song đó, hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) để trình Quốc hội ban hành hướng tới quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn đầu tư công, tăng cường phân cấp gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong từng khâu.

Theo báo cáo của 57/63 tỉnh, thành phố và 25/54 bộ, cơ quan ngang bộ, 17/26 tập đoàn, tổng công ty, năm 2018 có 57.978 dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán, với tổng số vốn đầu tư đề nghị quyết toán là 432.687 tỷ đồng; qua thẩm tra, phê duyệt đã giảm giá trị quyết toán 5.292 tỷ đồng.

Nam Khánh

分享到: