【soi kèo crystal palace】Khối ngoại bán ròng không còn gây nhiều áp lực lên thị trường chứng khoán

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:28:24 评论数:
Khối ngoại bán ròng không còn gây nhiều áp lực lên thị trường chứng khoán
Việc khối ngoại bán ròng chưa phải hiện tượng tạo ra dư luận tiêu cực. Ảnh tư liệu minh họa.

Chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã chứng kiến đà bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm 2024. Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay khối ngoại đã bán ròng khoảng 2 tỷ USD. Trong báo cáo gần đây, SSI Research đánh giá dòng tiền đầu tư trên TTCK Việt Nam ghi nhận rút ròng mạnh.

Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã rút ròng tổng cộng 15.700 tỷ đồng, tương đương giảm khoảng 21% tổng tài sản vào cuối năm 2023, đưa tổng tài sản các quỹ ETF về 66.000 tỷ đồng. Đồng thời, SSI cũng quan sát thấy dòng vốn rút ra ở các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào Việt Nam.

Theo SSI, với số lượng tài sản còn lại không còn quá lớn, cường độ rút ròng trong thời gian tới của các quỹ ETF sẽ hạn chế hơn nhiều so với giai đoạn quý II. Riêng đối với quỹ chủ động, với số lượng doanh nghiệp có thể đầu tư khá hạn chế, đặc biệt không có nhiều lựa chọn trong các ngành đang được quan tâm như ngành công nghệ và các rủi ro về lãi suất, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn vào Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.

Trao đổi về việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tại một tọa đàm được tổ chức mới đây, ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện nay, giá trị nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam khoảng 46 - 49 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn hóa thị trường. Việt Nam là thị trường có tỷ lệ sở hữu/vốn hóa của nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Hiện tượng nhà đầu tư ngoại rút vốn trong thời gian qua không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn ở nhiều thị trường khác như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Ông Hải phân tích, lãi suất đồng USD duy trì ở mức cao, đồng Việt Nam và nhiều đồng tiền trong khu vực mất giá. Một số quỹ đầu tư thay đổi kế hoạch, chiến lược để đầu tư vào thị trường có cơ hội lớn hơn trong ngắn hạn.

Ông Bùi Hoàng Hải cũng nhận định, một số quỹ khi đầu tư vào thị trường mới nổi có giới hạn duy trì tỷ lệ phân bổ vốn nhất định. Khi giá trị thị trường tăng thêm, tỷ lệ này không còn đảm bảo, quỹ ngoại phải bán ra. Việc khối ngoại bán ròng chưa phải hiện tượng tạo ra dư luận tiêu cực.

Thị trường thường tăng khi khối ngoại bán ròng

Trước đó vào năm 2021, khối ngoại bán ròng mạnh hơn 58.000 tỷ đồng, nhưng khi nguồn lực của nhà đầu tư nội được kích hoạt, chảy mạnh vào chứng khoán, thị trường đã hấp thụ hết lượng bán ra của khối ngoại và tăng điểm. TTCK Việt Nam trong năm 2021 giao dịch sôi động với những kỷ lục mới được thiết lập, cả về thanh khoản và điểm số.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam chia sẻ, nhìn lại lịch sử TTCK Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài thường bán khi thị trường tăng. Như giai đoạn 2020 - 2021, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 85 nghìn tỷ đồng khi thị trường tăng mạnh; năm 2022 nhà đầu tư nước ngoài mua vào khi thị trường đi xuống. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khá mạnh, tuy nhiên thị trường vẫn có mức tăng khá tốt.

Xét về định lượng, tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 7 - 9% toàn thị trường nên dù nhìn họ bán ròng, nhà đầu tư trong nước có chút quan ngại nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến diễn biến chung của toàn thị trường. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm tới hơn 90% về giá trị nên có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường.

Dự báo nhà đầu tư nước ngoài khả năng sẽ có thêm một vài tháng bán ròng do áp lực tỷ giá, bên cạnh đó áp lực lợi suất khi TTCK ở một số nước như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu tăng mạnh. Áp lực bán ròng có thể giảm bớt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất và triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam rõ nét hơn.

“Nhìn vào thị trường Thái Lan, xưa họ rất tự hào tỷ lệ tổ chức chiếm khoảng 45-50 giá trị giao dịch trung bình hàng ngày, nhưng khi nền kinh tế xấu, áp lực tỷ giá cao, đồng bạc Thái bị phá giá mạnh dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài rút ròng khiến thị trường giảm mạnh” - ông Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, nhà đầu tư nên dành tài sản tham gia vào TTCK, bởi đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Thị trường trong xu hướng đi lên và có sự phân hóa cổ phiếu tăng trưởng. Nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu mạnh, ưu tiên những cổ phiếu có động lực tăng trưởng, kết quả kinh doanh tốt, vì chúng ta đang ở trong năm 2024 là năm phục hồi kinh tế và cần có sự kiên nhẫn khi thấy được tiềm năng của cổ phiếu mình lựa chọn.

Áp lực bán ròng tại hầu hết các nước châu Á

Theo Dragon Capital, dù áp lực bán ròng của khối ngoại lớn song TTCK Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Thực tế, áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở hầu hết các thị trường châu Á. Bên cạnh đó, việc giải thể quỹ iShares Frontier ETF với tổng tài sản khoảng 120 triệu USD tại Việt Nam cũng góp phần tăng thêm áp lực này. Càng gần tới thời điểm FED chính thức cắt giảm lãi suất, TTCK Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ vào các yếu tố vĩ mô ổn định và thuận lợi.

最近更新