VHO- “Mình cũng có một người chị là người khuyết tật nên hơn ai hết,ênvớingườikhuyếttậkết quả hạng 3 đức mình hiểu rất rõ những khó khăn của họ. Hơn nữa tuổi còn trẻ, nếu không đóng góp công sức cho xã hội thật thì lãng phí” - đó là những chia sẻ của Lê Thị Ngọc, cô gái 26 tuổi nhưng đã có tới hơn 10 năm gắn bó với công tác tình nguyện.
Ngọc trong một chuyến làm tình nguyện tại Phan Thiết, Bình Thuận
Mặc dù trên gương mặt luôn nở nụ cười rạng rỡ nhưng ít ai biết rằng, gia đình của Ngọc gặp chuyện khiến cô phải thôi học, lặn lội từ Bà Rịa - Vũng Tàu lên đến TP.HCM lập nghiệp, kiếm tiền phụ giúp gia đình khi mới 17 tuổi. Nhưng cũng chính biến cố đó đã đưa cô gái trẻ yêu thêm công việc giúp đỡ người khuyết tật. Thời gian đầu, Ngọc làm tình nguyện tại một cơ sở bảo trợ và dạy nghề cho người khuyết tật ở quận 3. Sau đó chuyển sang Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD. Tại đây, Ngọc được học các kỹ năng giúp đỡ những người không may bị khuyết tật vận động nặng, phát triển tư duy cũng như hỗ trợ họ trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, trong một lần đi du lịch cùng Trung tâm, Ngọc đã gặp được người chồng hiện tại của mình là anh Đỗ Đặng Phi Long (sinh năm 1988), cũng là một người không may bị khiếm thính.
“Thực ra chẳng cha mẹ nào lại muốn con lấy một người khuyết tật. Nhưng bố mẹ là người rất tôn trọng quyết định của con cái, mặc dù có thể chưa hoàn toàn chấp nhận cũng không hề cấm cản hai người trong quá trình tìm hiểu. Rồi bố mẹ đã bị thuyết phục bởi tài năng cũng như ý chí của anh Long”, Ngọc bộc bạch. Về chung một mái nhà, Ngọc hỗ trợ anh Long trong công tác quản lý Công ty Tranh cát Phi Long. Cùng với năng khiếu hội họa cũng như mong muốn giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh có một cuộc sống ổn định, anh Long cùng gia đình đã quyết định mở ra cơ sở làm tranh cát. Hiện cơ sở làm tranh cát Phi Long đang tạo điều kiện dạy nghề hoàn toàn miễn phí cho khoảng 20 người khuyết tật, chủ yếu đến từ Bình Thuận và các tỉnh miền Tây. Để người lao động an tâm làm việc, cơ sở hỗ trợ miễn phí chỗ ở và một phần chi phí ăn uống. Với mức thu nhập ít nhất 3 triệu đồng một tháng, cuộc sống của nhiều người khuyết tật đã phần nào bớt khó khăn. Bên cạnh đó, Ngọc cũng mời những người khuyết tật tại công ty đến những buổi tặng quà cho người già, giúp họ gạt bỏ tự ti, hòa nhập với cộng đồng.
Suốt chặng đường làm tình nguyện của mình, Ngọc chỉ mong những người có hoàn cảnh không may mắn được mình giúp đỡ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và thậm chí có thể làm được nhiều điều hơn cả người bình thường
ĐÌNH TOÁN