Trường ĐH Bách khoa HN công bố điểm chuẩn năm 2014 và xu hướng chọn nghề của các thí sinhĐH Bách khoa HN đã có thể dự báo điểm chuẩn năm 2014. Theướngchọnnghềsaucôngbốđiểmchuẩnđạihọcnălamia – paoko ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, nhóm ngành: KT2, gồm Điện, Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Toán tin… dự kiến điểm chuẩn là 23,5 (khối A), khối A1: 23,0 điểm; KT1, cơ khí, cơ khí động lực, cơ điện tử và nhiệt lạnh có điểm chuẩn dự kiến là 21,5; Nhóm ngành KT3 (hóa, môi trường…): 20,5 điểm; nhóm ngành KT4 và KT6 (Kinh tế, Công nghệ sinh học thực phẩm) lấy xuống 18,0 điểm và chưa đủ chỉ tiêu. Ngược lại, ở trường tốp 2, ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng, lại dự kiến điểm chuẩn của trường này cao hơn năm trước. Ở ĐH Bách khoa HN, theo ông Phong Điền, năm nay, thí sinh không còn mặn mà với ngành kinh tế. Ngành kinh tế trường này lấy thấp hơn năm trước 1 điểm mà vẫn không đủ thí sinh.
Sau khi trường ĐH Bách khoa HN công bố điểm chuẩn năm 2014, các thí sinh có xu hướng chọn ngành nghề theo điểm chuẩn từng năm. Ảnh minh họaCũng theo ông Điền, thí sinh thường có xu hướng chạy theo điểm chuẩn từng năm, chẳng hạn, năm trước, điểm chuẩn vào Học viện Tài chính tụt hẳn xuống và năm nay thí sinh đổ về thi học viện này đông gấp nhiều lần, tạo ra hiện tượng ảo. Năm nay, ĐH Bách khoa HN sơ tuyển, số thí sinh ảo giảm đi nhiều: chỉ có khoảng 7.000 người dự thi, trường vẫn có thể tuyển đủ khoảng 5.000 thí sinh và chất lượng thí sinh vẫn rất tốt, đi ngược lại với nhận định và lo lắng của các nhà tuyển sinh đầu mùa thi. Công bố điểm chuẩn năm 2014 các trường ĐH khác và xu hướng chọn nghề của các thí sinhNgược lại, lý giải việc điểm chuẩn cao hơn năm 2013 ở một trường tốp sau như ĐH Kinh doanh và Công nghệ, ông Vũ Văn Hóa cho rằng: thí sinh khối D1 chiếm tỷ trọng lớn hơn ở trường này và năm nay, nhờ đề Văn mở, nên điểm thí sinh nhích lên.
Xu hướng chọn nghề của một số trường ĐH khác sau khi công bố điểm chuẩn năm 2014. Ảnh minh họaÔng Hóa cho biết thêm: xu hướng chọn nghề nghiệp của thí sinh vào trường này vẫn theo chiều hướng cũ: kế toán đông nhất; ngành tài chính ngân hàng đứng nhì; quản trị kinh doanh ở vị trí thứ ba, trước ngành tin học; công nghệ chiếm rất ít, đặc biệt các ngành cơ điện, điện tử, xây dựng. Theo thống kê sơ bộ, thì cả hai cơ sở của trường ĐH Ngoại thương có khoảng 80 thí sinh có điểm từ 27 trở lên; có tất cả 36 điểm 10 trong đó có 28 điểm 10 Ngoại ngữ, 7 điểm 10 Hoá và 1 điểm 10 Toán A. TheoTiền phong Dự kiến điểm chuẩn Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội năm 2014 |