【trận bóng đá】Doanh nghiệp còn đóng

时间:2025-01-11 23:57:27 来源:88Point
 Đại biểu Lê Minh Nam,ệpcònđótrận bóng đá Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chínhngân sách phát biểu tại tổ.

Phần lớn các đại biểu ủng hộ sự cần thiết, nội dung của gói giải pháp tài khóa, tiền tệ, nhưng hiệu quả thế nào đang là vấn đề được quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhắc đến những gói hỗ trợ đã có, đang được triển khai trong 2 năm qua.

“Trước khi có gói này đã có những gói hỗ trợ khác, hiệu quả thế nào? Hiện nay, đang có một nghịch lý là sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, nhất là du lịch, giao thông vận tải, nhưng tiền đố vào chứng khoán, bất động sảnlại tăng mạnh, vượt sự kiểm soát. Cần tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh thật sự”, đại biểu Nguyễn Minh Đức phát biểu.

Đòi hỏi của các đại biểu là việc kiểm soát đối tượng hỗ trợ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng nhưng phải đảm bảo tiếp cận thuận lợi. Vì phần nhiều doanh nghiệptrong nhiều ngành sẽ nhận được hỗ trợ, như hàng không, dịch vụ, du lịch... đang rất khó khăn, có thể không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng nếu căn cứ vào các quy định hiện hành. Nhưng cũng có câu hỏi chưa thấy rõ câu trả lời là các khoản vay đảo nợ có được hỗ trợ lãi suất không...

Đặc biệt, khả năng hấp thụ các nguồn hỗ trợ đang là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách đã nhắc đến những lo ngại lớn nhất của doanh nghiệp về tình trạng mở ra, đóng vào khi thảo luận tại tổ 6.

“Gói này là lớn, cộng dồn các năm là 8,8% GDP. Đó là nỗ lực của chúng ta. Vấn đề là vận hành thế nào rất quan trọng. Vì điều kiện tiên quyết để tăng khả năng hấp thụ của nền kinh tếlà nền kinh tế mở của, vận hành được hoạt động sản xuất – kinh doanh bình thường”, đại biểu Nam bày tỏ quan điểm.

Cụ thể, theo Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếuvới quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022 - 2023.

Một là, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tưnâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60.000 tỷ đồng). Hai là, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53.150 tỷ đồng); Ba là, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110.000 tỷ đồng); Bốn là, phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113.850 tỷ đồng); Năm là, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng.

Với các khoản hỗ trợ được phân chia như trên, nếu các doanh nghiệp, cửa hàng vừa mở ra vài hôm lại phải đóng, thì khả năng hấp thụ các nguồn hỗ trợ sẽ rất yếu.

Như vậy, các đại biểu đồng thuận với đề xuất giải pháp  mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh phải được ưu tiên cả trong nguồn lực và giải pháp thực hiện.

Liên quan đến các giải pháp cụ thể, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đặt vấn đề khi nguồn dành cho hạ tầng khá lớn. “Đúng là dành cho hạ tầng thì có tác dụng nhanh, nhưng quy mô cho hạ tầng dường như quá lớn, tới 72.000 tỷ đồng cho Dự áncao tốc Bắc Nam phía Đông. Nhưng mục tiêu khi làm gói này là những nội dung cấp bách có thể giải ngân ngay, đi vào cuộc sống trong 2 năm, trong khi dự án cao tốc có thể phải năm 2024 - 2025 mới giải ngân được. Giải pháp hài hòa mục tiêu thế nào?”, đại biểu Trịnh Xuân An  đặt vấn đề.

Cũng có câu hỏi về việc có khả thi không với giải pháp chỉ đạo giảm lãi suất ngân hàng. Trong nội dung giải pháp tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm dược coi là 1 giải pháp.

“Trong bối cảnh hiện tại, cần phát triển mối quan hệ chia sẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, chứ khó có thể can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Bản thân ngân hàng cũng phải tính toán, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp”, đại biểu Nam phân tích.

Để đảm bảo hiệu quả thực hiện, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, đoàn Đại biểu Quốc hội Đắk Lắk để nghị Chính phủ cần có đánh giá kỹ các gói hỗ trợ hiện có, đề đảm bảo không trùng lắp, không để sót, lọt đối tượng, nhưng để làm sao gói hỗ trợ phát huy hiệu quả, nên cần phải đảm bảo tính linh hoạt.

“Việc báo cáo tiến độ thực hiện nên được thực hiện vào kỳ họp cuối năm, chứ không đợi 2 năm mới báo cáo. Trong quá trình thực hiện, có thể có những phát sinh, cần hỗ trợ hoặc cũng có thể là tuýt còi, để tránh các rủi ro”, đại biểu Xuân kiến nghị.

Trước đó, trong phần thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định đã nhắc đến yêu cầu quan trọng của gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, theo đó mục tiêu không chỉ là hấp thụ được mà còn cần hấp thụ trong 2 năm 2022 - 2023, trong thời gian thực hiện của Chương trình.

“Tất nhiên, chúng ta không thể căng dây kẻ chỉ, nhưng sẽ tập trung chủ yếu hoàn tất trong  thời gian này để tạo sức bật. Cũng có thể có những nội dung dây dưa, vì trong quá trình làm có thể có nhiều biến động, nhưng để làm được, thực hiện được các giải pháp đã đưa ra, thì điều hành là rất quan trọng”, ông Định nhấn mạnh.

Ông Định nhắc lại ý kiến đã từng phát biểu về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Trung ương về phục hồi phát triển kinh tế gắn với phòng chống Covid-19. Mô hình tương tự cũng phải được thực hiện ở địa phương.

"Nếu chỉ phòng chống Covid-19, thì sẽ ngăn sông, cấm chợ, không thể phục hồi kinh tế được. Phải vừa phòng chống Covid-19, vừa phát triển kinh tế và cần ràng buộc trách nhiệm chính quyền địa phương, đoàn thể... trong thực hiện các giải pháp", Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

推荐内容