Những năm qua,Đểccmhnhphngchốngtộiphạmphthuyhiệuquảbóng đá tối hôm qua phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển sâu rộng, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Mô hình “Quản lý, giáo dục những người có nguy cơ vi phạm pháp luật” của thị trấn Kinh Cùng thành lập từ năm 2011 đã và đang khẳng định hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công an thị trấn Kinh Cùng thường xuyên vận động người dân chấp hành các quy định của pháp luật.
Thấy gì qua một mô hình ?
Đang dọn dẹp lại nhà cửa, em Huỳnh Phước Hải, ở ấp Hòa Phụng A, bộc bạch: “Cảm ơn mấy cô, chú công an, đoàn thể vận động tôi tham gia vào mô hình nên mới giúp bản thân thoát khỏi “cái chết trắng””.
Không ngần ngại kể về quá khứ của mình, Hải chia sẻ rằng, do bươn chải cơm, áo, gạo, tiền nên cha mẹ ít quan tâm đến chuyện học hành, vui chơi của em. Khi đang học lớp 7 tại Trường THCS Kinh Cùng, em không lo học mà tụ tập ăn chơi lêu lổng. Trong một lần như thế, em đã vướng vào ma túy.
Biết chuyện, gia đình em trình báo với Công an thị trấn nhằm can thiệp, hỗ trợ. Thấy hành động của Hải do bồng bột, tức thời nên Ban điều hành mô hình ấp đến tuyên truyền, giải thích những quy định của pháp luật cũng như tác hại của ma túy và cho em ký cam kết không tái phạm. Ban điều hành còn vận động gia đình thường xuyên quan tâm; phối hợp với một số ban, ngành, đoàn thể thị trấn đến giáo dục, giúp đỡ. Tiếp thu được những lời hay ý đẹp của lực lượng chức năng, đoàn thể, cộng với sự động viên của gia đình mà Hải đã từ bỏ hẳn ma túy.
Hiện giờ, hàng ngày em phụ giúp gia đình bán hàng bông ở chợ Kinh Cùng, dọn dẹp nhà cửa… “Mô hình này không chỉ kéo cuộc đời thoát khỏi nguy cơ vi phạm pháp luật, mà còn giúp tôi biết nhiều kiến thức pháp luật, sống làm sao có ích cho gia đình và xã hội”, Hải bộc bạch.
Theo trung tá Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng Công an thị trấn Kinh Cùng, sở dĩ thị trấn thành lập mô hình “Quản lý, giáo dục những người có nguy cơ vi phạm pháp luật” là do trước đây tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn thị trấn khá phức tạp, nhiều thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya gây rối trật tự, đánh nhau; một số đối tượng hết hạn tù trở về không có việc làm ổn định, nguy cơ tái phạm rất cao...
Để mô hình hoạt động hiệu quả, ngoài việc rà soát nắm danh sách đối tượng, Ban chỉ đạo yêu cầu Ban điều hành mô hình ấp thường xuyên đến từng nhà đối tượng thuộc diện vận động, tuyên truyền việc chấp hành các quy định của pháp luật, định hướng việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đồng thời cho các gia đình này ký cam kết không vi phạm pháp luật và tổ chức đoàn thể đến giám sát nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn khi có biểu hiện tái phạm. Mỗi dịp lễ, tết tổ chức răn đe, giáo dục các đối tượng nhằm tránh phạm pháp…
“Lúc mới thành lập mô hình có trên 50 đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật, đến nay còn trên 10 người. Thành công lớn nhất của mô hình là khi đến từng gia đình tuyên truyền, vận động họ hợp tác rất tốt nên tỷ lệ hoàn lương cao”, trung tá Hoàng cho biết thêm.
Tiếp tục củng cố, nâng chất
Toàn huyện hiện có 10 mô hình giữ gìn ANTT, nổi bật như: Cổng rào ANTT; Quản lý, giáo dục những người có nguy cơ vi phạm pháp luật; Quản lý, giáo dục thanh thiếu niên không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại Trường THPT Lương Thế Vinh… Từ những mô hình này, ý thức phòng, chống tội phạm của các cấp, các ngành và người dân được nâng lên rõ, họ không còn làm ngơ trước tội phạm mà mạnh dạn tố cáo, tố giác.
Vụ tố giác hành vi xuyệt cá bằng xung điện cách đây khoảng 2 tháng, nhưng khi nhắc lại ông Phan Văn Mẫn, ở ấp Hòa Phụng A, thị trấn Kinh Cùng, vẫn nhớ rõ. Đáng mừng hơn là ông không hề sợ đối tượng trả thù.
Ông Mẫn kể, lúc đó khoảng 2 giờ sáng, ông thức giấc để phụ vợ làm bánh. Đang tất bật với công việc thì ông nghe tiếng động ở dưới kênh trước nhà. Ra xem thì phát hiện hai người đang xuyệt cá. Với suy nghĩ, xuyệt điện sẽ gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và là hành vi vi phạm pháp luật nên ông điện thoại báo với công an thị trấn về vụ việc. Một lúc sau, lực lượng công an thị trấn có mặt và tạm giữ hai đối tượng trên.
Không chỉ vậy, ông Mẫn còn thường xuyên tố giác các đối tượng có những biểu hiện vi phạm pháp luật trên địa bàn như: tụ tập đêm khuya, đánh bài, đá gà… “Tôi làm như thế cũng vì muốn đảm bảo ANTT ở địa phương. Nếu mình thấy tội phạm mà làm ngơ thì chẳng khác nào tiếp tay với kẻ xấu”, ông Mẫn giải thích.
Theo trung tá Ngô Thanh Liêm, Phó trưởng Công an huyện, thời gian qua, lực lượng công an từ huyện đến cơ sở rất tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đi vào chiều sâu, phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, phong trào được tập trung xây dựng ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, địa bàn vùng giáp ranh và có sự lồng ghép với nhiều phong trào thi đua khác của địa phương.
“Tới đây chúng tôi sẽ củng cố, nâng chất các mô hình cho phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân để chủ động hơn trong công tác phòng, chống tội phạm nhằm đảm bảo hơn ANTT trên địa bàn”, trung tá Liêm khẳng định.
Từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp cung cấp cho công an gần 80 nguồn tin có liên quan đến ANTT, trong đó trên 60 nguồn tin có giá trị. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã tặng giấy khen cho 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm. |
Trung tá Ngô Thanh Liêm thông tin: “Hưởng ứng Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm nay, chúng tôi chọn xã Tân Bình làm điểm trong việc tổ chức (ngày 17-8). Qua đây sẽ rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được để các đơn vị còn lại đồng loạt thực hiện vào ngày 19-8 đảm bảo chu đáo, thành công. |
Bài, ảnh: NHẬT TÂN