当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo seoul】Tình nguyện viên ở TP.HCM hỗ trợ 7

【soi kèo seoul】Tình nguyện viên ở TP.HCM hỗ trợ 7

2025-01-25 10:16:45 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

F0 khóc nức nở khi sốt,ìnhnguyệnviênởTPHCMhỗtrợsoi kèo seoul khó thở

Ngày 23/8, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường. 12h trưa, anh Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1993, là tình nguyện viên và những người khác ở Trạm Y tế lưu động số 1, phường 11, quận 3, TP.HCM pha mì tôm với ít rau, quả trứng ăn tạm.

Họ vừa ăn xong, trạm nhận được cuộc gọi giọng nữ báo: “Bác sĩ cứu hai cháu tôi với. Hai đứa đều đau họng, khó thở và sốt. Một đứa mới nhiễm bệnh hôm nay, nó lo nên ngồi khóc, tôi khuyên mãi không được”.

Ngay lập tức, anh Tùng được một dân quân tự vệ đưa xuống nhà bệnh nhân.

{ keywords}
Căn nhà của F0 chật hẹp, có 5 người ở và đã có 2 F0. Ảnh: Tú Anh.

Căn nhà có diện tích 20m2 của bệnh nhân nằm ở trong hẻm của đường Hoàng Sa, đường đi vào ngoằn nghèo. Hai F0 là nữ, 18 tuổi và 16 tuổi. Bệnh nhân 18 tuổi có kết quả dương tính được 4 ngày, bị khó thở, đau họng. Còn F0 16 tuổi mới nhiễm bệnh, bị sốt, đau họng, chóng mặt, người mệt kèm khó thơ. Vì quá sợ hãi, em ngồi khóc nức nở.

Người nhà cho biết, ba mẹ bệnh nhi 16 tuổi, đang cách ly trong căn hộ chung cư gần đó. Ban đầu, em có kết quả âm tính, gia đình quyết định đưa em sang nhà bà nội nhằm tránh lây bệnh từ bố mẹ. “Hôm qua, cháu bị đau bụng, tôi đưa đến bệnh viện khám thì có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính. Nhà tôi chật, đang có hai F0 thì không biết sẽ cách ly ra sao”, bà nội hai bệnh nhân chia sẻ.

Anh Tùng lần lượt đo chỉ số SpO2 cho hai bệnh nhân. F0 16 tuổi có chỉ số SpO2 ở mức 95. Quay sang nữ F0 18 tuổi đang ngồi trong góc nhà, anh Tùng hỏi: “Em khó thở hả? Em ra đây ngồi cho thoáng”. Chỉ số SpO2 của bệnh nhân này ở mức 94.

“Chỉ số SpO2 của em vẫn ở mức ổn định, vì vậy gia đình mình đừng quá lo lắng. Chỉ cần uống thuốc, đủ nước, thêm nước cam, nước chanh, ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây là được”, anh Tùng nói với người nhà bệnh nhân.

{ keywords}
F0 18 tuổi đang đo chỉ số SpO2. Ảnh: Tú Anh.

Anh Tùng cũng dặn người nhà, khi thấy bệnh nhân sốt thì lau mát, cho uống thuốc. Sau đó, anh ghi lại tình hình người bệnh mang về trạm cho bác sĩ xem và kê thuốc. “Gia đình mình cố gắng theo dõi hai em, nếu có dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho trạm, tụi con sẽ mang máy thở, bình oxy cho hai em. Nhà mình nhớ dặn hai em phải luôn thoải mái, đừng quá sợ hãi”, anh Tùng chia sẻ.

Vừa lo cho F0 này xong, chuông điện thoại của anh Tùng lại reo. Một người phụ nữ nhà ở đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3 giọng hốt hoảng: “Vợ chồng tôi dương tính trước đó nên gửi con về nhà ngoại. Hai ngày nay, con tôi cũng nhiễm bệnh rồi. Con bị sốt, khóc nhiều, vợ chồng tôi đang phải cách ly nên không đến với con được, mong bác sĩ giúp nhà tôi với”.

Do phường Võ Thị Sáu không thuộc Trạm Y tế lưu động số 1, anh Tùng khuyên người mẹ cần bình tĩnh. “Chị dặn người nhà lau mát cho bé để hạ sốt trước nhé”, anh Tùng nói. Sau đó, anh nhắn số điện thoại của một người bên phường Võ Thị Sáu để người bệnh nhờ hỗ trợ.

{ keywords}
Anh Tùng dặn kỹ người nhà và 2 F0 về bổ sung dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái. Ảnh: Tú Anh.

Hai vợ chồng cùng tham gia chống dịch

Vợ chồng anh Tùng, quê Lào Cai, vào TP.HCM thuê phòng trọ ở, đi làm ở một thẩm mỹ viện ở quận 3 hồi tháng 5 vừa qua. “Vợ chồng tôi vào được mấy ngày thì TP thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 15”, anh Tùng chia sẻ.

Lúc đó, cả hai vợ chồng anh định về quê, nhưng lưỡng lự, vì nghĩ, dịch tại TP sẽ nhanh được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến khó lường hơn, TP quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Nơi làm việc đóng cửa, ở nhà không làm gì cũng khó chịu, anh Tùng và vợ quyết định đăng ký tham gia vào lực lượng phòng chống dịch của TP và được chấp nhận.

{ keywords}
Đến nay, anh Phạm Thanh Tùng vợ đã tham gia vào đội phòng chống dịch của TP được hơn 2 tháng. Ảnh: Tú Anh.

Cuối tháng 6, hai vợ chồng anh được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đủ điều kiện tham gia vào lực lượng phòng chống dịch. “Ban đầu, tôi đăng ký tham gia vào đội lái xe cứu thương, nhưng không được”, anh Tùng chia sẻ. Sau đó, anh và vợ được phân vào đội lấy mẫu xét nghiệm, công tác tiêm vắc xin.

Trước ngày Trạm Y tế lưu động số 1 được thành lập, vợ chồng anh được Trung tâm Y tế quận 3 gọi đến hỏi ý kiến có tham gia làm tình nguyện viên tại trạm, đến nhà F0 hỗ trợ hay không. Sau một chút lưỡng lự, vợ chồng anh Tùng gật đầu đồng ý. Hiện Trạm Y tế lưu động số 1 đang theo dõi sức khỏe cho khoảng 150 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà. 

Trước khi tham gia vào công việc này, vợ chồng anh Tùng được bác sĩ tập huấn cách theo dõi F0 dấu hiệu nào là nhẹ, nặng cần chuyển viện và gọi cho bác sĩ. Anh cũng được học về kỹ thuật đo chỉ số SpO2, cách lắp đặt bình oxy, máy thở đúng kỹ thuật.

“Thường chỉ số SpO2 của F0 từ 94 trở lên là đạt. Nếu nồng độ oxy trong máu của họ xuống quá thấp, kèm khó thở, tức ngực mình cần phải mang máy thở xuống cho người bệnh và gọi cho bác sĩ đến, hoặc tư vấn từ xa”, anh Tùng chia sẻ.

{ keywords}
Anh Tùng ghi lại thông tin F0 đưa về trạm cho bác sĩ xem. Ảnh: Tú Anh.

Anh cho biết, ngày đầu mới đến nhà F0, anh có sợ và lo lắng, một phần chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng bây giờ, công việc đã quen, anh nhận thấy, mình giúp được càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Hỗ trợ được nhiều F0, anh cũng thấy tự tin, quyết tâm hơn.

"Hiện F0 điều trị tại nhà ở phường nhiều, nên tôi không đếm được một ngày mình đến nhà bao nhiêu người. Tôi chỉ nghĩ, mình hỗ trợ được càng nhiều người trong lúc này càng tốt", anh Tùng nói.

Để phòng bệnh cho mình, vợ chồng anh Tùng dặn nhau phải luôn mang đồ bảo hộ, kính chống giọt bắn khi tiếp xúc với F0. Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh không cho tay lên mắt, mũi, miệng vào lúc đó. Khi ra khỏi nhà F0 phải bỏ đồ bảo hộ, xịt khử khuẩn đúng theo quy định.

Theo anh Tùng, trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, ai cũng có tâm lý lo lắng, vì vậy, khi bị bệnh họ thường hoảng sợ. “Các F0 cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Trong nhà đã có người bị nhiễm rồi, nếu ai cũng lo lắng sẽ khiến bệnh của mình càng trở nặng thêm. Bản thân tôi cũng sợ mình nhiễm bệnh, nhưng nếu mình sợ thì ai sẽ làm”, anh Tùng nói.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Tú Anh - Thanh Phương

7 loại thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà

7 loại thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà

Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành 7 loại trong danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读