【y kien bong da】VDB giữ vai trò chủ lực thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:37:53 评论数:

Khẳng định vị trí,ữvaitròchủlựcthựchiệnhiệuquảchínhsáchtíndụngđầutưcủanhànướy kien bong da vai trò là định chế tài chính nhà nước

Chiều 5/3, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tổ chức Hội nghị triển khai chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi; đại diện chủ đầu tư - khách hàng quan tâm vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước...

Báo cáo tại hội nghị, ông Đào Quang Trường - Tổng giám đốc VDB cho biết, thời gian qua VDB đã thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, khẳng định vị trí, vai trò là định chế tài chính nhà nước, là công cụ của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô góp phần đáng kể trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ.

VDB giữ vai trò chủ lực thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước
Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Lãnh đạo VDB cho biết, các dự án trên đã hoàn thành đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời, tạo tiền đề quan trọng để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền cần ưu tiên theo đúng chủ trương định huớng của Đảng, Chính phủ trong từng thời kỳ.

Nguồn vốn cung cấp cho cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Với tổng lượng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cung ứng cho nền kinh tế đạt trên 200.000 tỷ đồng, thời gian qua VDB đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế thông qua việc tài trợ, cho vay gần 200 dự án trọng điểm (nhóm A) trên phạm vi cả nước.

Trong đó, hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ bản (xi măng, thép, ngành điện, giấy, phân bón, chế biến cao su, cơ khí, vệ tinh viễn thông…) có thể điểm qua như các dự án: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Vệ tinh Vinasat 1 và 2, Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy sữa chế biến sữa tươi sạch TH True MILK (thuộc Dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao - tập đoàn TH), Nhà máy Khí điện đạm Cà Mau…

Không chỉ tập trung vốn tín dụng đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) cũng đã dành để hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài (như dự án thuỷ điện Xekaman 1 và 3 đầu tư tại Lào, dự án Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một số tỉnh tại Lào thuộc Tổng Công ty 15).

Đây cũng là dự án trọng điểm và khẳng định sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi trong phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các Quốc gia láng giềng, đồng thời bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, VDB đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, những vướng mắc về cơ chế chính sách, sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, nhân sự…, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Từ thực tế đó, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự ủng hộ của các bộ, ngành, trên cơ sở định hướng theo chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 28/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt “Phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023-2027”.

Theo đó, VDB tiếp tục là ngân hàng chính sách của Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tập trung cho vay trung, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật, theo nguyên tắc tự quyết định cho vay và quản lý vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định.

Hoàn thiện đầy đủ khuôn khổ pháp lý, các cơ chế chính sách về hoạt động của VDB. Đổi mới toàn diện về tổ chức bộ máy, nhân sự, quản trị và công nghệ. Thực hiện cho vay mới tín dụng đầu tư với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3%-5% cho giai đoạn 2023 - 2025 và khoảng 10% cho giai đoạn 2026 - 2027.

Hoàn thiện khung pháp lý tháo gỡ những nút thắt để phát triển

Cùng với kế hoạch, lộ trình hoàn thiện khung pháp lý theo định hướng nêu trên, đến ngày 7/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước với nhiều nội dung quan trọng được điều chỉnh, sửa đổi tháo gỡ những nút thắt và vướng mắc cơ bản nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đơn vị thực thi chính sách là Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn cơ cấu lại.

Ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB cho biết, để chủ động và tích cực triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư theo quy định mới của Chính phủ, trong thời gian qua VDB đã chỉ đạo các chi nhánh chủ động rà soát, tìm kiếm các dự án thuộc đối tượng để nắm bắt nhu cầu. Theo đó, hiện nay có 104 dự án tiếp cận với các chi nhánh, sở giao dịch để thực hiện quy trình vay vốn TDĐT của Nhà nước với nhu cầu vay vốn 67.430 tỷ đồng (trong đó nhu cầu giải ngân năm 2024 là 18.018 tỷ đồng).

VDB giữ vai trò chủ lực cung ứng nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
VDB ký kết hợp tác với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Ảnh: TN

VDB cũng đã sửa đổi, ban hành kịp thời quy chế, quy trình nghiệp vụ quy định về công tác cho vay, thẩm định, bảo đảm tiền vay, quy chế hoạt động của hội đồng tín dụng....

Đồng thời xác định và công bố kịp thời lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, trên cơ sở văn bản của NHNN và Bộ Tài chính về số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ (theo thông tin do NHNN cung cấp, lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tháng 12/2023 là 9,08%/năm).

Theo ông Lê Văn Hoan, với cơ chế hiện nay, chủ trương tăng trưởng tín dụng 3%-5% thì lượng vốn cho vay tối đa của VDB có thể đến 15.000 tỷ đồng cho một khách hàng và 20.000 tỷ đồng cho nhóm khách hàng. Vốn giải ngân năm 2024 có thể đảm bảo nhu cầu từ 18 - 20.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị VDB đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác như: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty CP; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Công ty CP Tập đoàn Bim; Công ty CP Điện Việt Lào; Công ty CP Đầu tư ngành Nước DNP.

Với cơ chế chính sách về tín dụng của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, đi vào cuộc sống, thông qua Hội nghị triển khai chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước này, VDB và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hợp tác để thực hiện hiệu quả hơn nữa hơn nữa chính sách tín dụng của nhà nước chung tay thực hiện các chương trình, dự án quan trọng, hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, đảm bảo an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết mà Đại hội Đảng khóa XIII đã đề ra.

最近更新