当前位置:首页 > Thể thao > 【ngoại hạng tối nay】Khó xử lý trách nhiệm cán bộ, tập thể để xảy ra sai sót trong xây dựng pháp luật 正文

【ngoại hạng tối nay】Khó xử lý trách nhiệm cán bộ, tập thể để xảy ra sai sót trong xây dựng pháp luật

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-09 11:18:36

luat

Ông Lưu Bình Nhưỡng,óxửlýtráchnhiệmcánbộtậpthểđểxảyrasaisóttrongxâydựngphápluậngoại hạng tối nay Vụ trưởng – Trưởng Ban III, kiêm Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. (Ảnh: TH).

* PV: Ông nhìn nhận thế nào về việc Bộ luật Hình sự 2015 phải hoãn thi hành do có nhiều sai sót. Theo ông, bài học rút ra sau một số những sai sót trong công tác xây dựng luật là gì?

- Ông Lưu Bình Nhưỡng:Qua sự cố lùi thi hành Bộ luật Hình sự, cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân mới dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng pháp luật. Thực ra không phải trước đó mọi văn bản pháp luật được ban hành đều hoàn hảo. Nhưng “sự cố” Bộ luật Hình sự là rất lớn, lại là đạo luật rất quan trọng do Quốc hội thông qua, do đó, đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của toàn xã hội.

Mặc dù Quốc hội đã kịp thời nhận trách nhiệm với tư cách là “chủ thể quyết định”, một số cơ quan có liên quan cũng đã bắt đầu tiến hành xem xét trách nhiệm của mình và tiếp tục tham mưu khắc phục sự cố này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, qua đây cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc.

Thứ nhất, phải rút ra bài học từ khâu cán bộ, vì công tác cán bộ là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của một văn bản pháp luật. Việc đào tạo, bồi dưỡng, phân công, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, nhất là lập pháp, phải được quan tâm hơn.

Theo đó, cơ quan soạn thảo cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Mặc dù mỗi một cơ quan bộ, ban, ngành đều có Vụ pháp chế.

Song, từ trước đến nay, công tác pháp chế ở đây chủ yếu thực hiện công tác tham mưu, có tính chất nội bộ chứ không phải để thực hiện chuyên nghiệp công tác xây dựng văn bản pháp luật.

Tôi cho rằng, cần phải có định hướng chuyên nghiệp hóa dần đội ngũ cán bộ pháp chế ở các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tư pháp. Tương tự, cơ quan pháp chế của Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội phải lựa chọn cán bộ có chuyên môn cao về pháp luật và tâm huyết với hoạt động xây dựng pháp luật.

Thứ hai, về quy trình lập pháp, cần cân nhắc đối với luật, bộ luật quan trọng phải giãn tiến độ, thậm chí phải có kế hoạch cho các cơ quan chuẩn bị từ trước. Ví dụ: Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự là những Bộ luật cực kỳ đồ sộ, đòi hỏi thời gian và trí tuệ, vật chất con người, tất cả các nguồn lực.

Nếu không có giai đoạn “tiền soạn thảo”, thì phải chuẩn bị kỹ, lấy ý kiến nhân dân và góp ý của Bộ, ngành có liên quan rất cẩn thận. Tôi cho rằng nên lấy ý kiến toàn diện, ngoài các vấn đề trọng tâm phải có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu góp ý kiến sâu về nội dung, câu từ, điều khoản cụ thể... Tránh tình trạng chỉ nêu một vài điểm nhấn quan trọng hoặc còn có ý kiến khác nhau và đề nghị cho ý kiến.

Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu góp ý kiến, hầu hết đều tập trung vào những vấn đề đã được hướng dẫn, định hướng mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề khác.

Riêng đối với các cơ quan trực tiếp áp dụng luật như: Viện Kiểm sát, Tòa án, luật sư, luật gia phải có văn bản giải trình về các vấn đề phát biểu ý kiến.

* PV: Thực tế cho thấy, tỷ lệ đại biểu chuyên trách để làm công việc này chưa tương xứng với yêu cầu. Điều này phải chăng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng luật chưa được bảo đảm?. Là đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Ông Lưu Bình Nhưỡng:Như chúng ta đã biết, mỗi một nhiệm kỳ, Quốc hội phải thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng. Tỷ lệ đại biểu chuyên trách hiện nay mặc dù theo quy định đã được tăng từ 25% lên 35%, nhưng đúng là chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội theo Hiến pháp.

Trong thực tế đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách ít nhất lên 50%, tiến tới phải để 70% đại biểu chuyên trách thì mới nâng cao chất lượng văn bản và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đặc biệt cần hạn chế đại biểu làm việc ở cơ quan hành pháp; bởi thực tế, các đại biểu đó rất bận rộn trong chỉ đạo, điều hành công việc hằng ngày, mà công việc hành pháp là rất đồ sộ, chỉ làm tốt công tác điều hành đã là thành công lớn rồi.

Điều đó cũng góp phần thực hiện nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Quay trở lại vấn đề tại sao tất cả những lỗi của Bộ luật Hình sự đã được đặt lên bàn thảo luận, mà các đại biểu Quốc hội vẫn không phát hiện ra?.

Dư luận xã hội hiện nay cho rằng, ở phương diện nào đó thì có thể suy đoán là chất lượng đại biểu chưa cao, thậm chí phản ánh có một bộ phận đại biểu Quốc hội chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến tại diễn đàn Quốc hội, hoặc có vẻ như “khoán trắng” cho cơ quan soạn thảo, cơ quan trình, cơ quan thẩm định trong quá trình xây dựng luật.

Theo tôi, đây là ý kiến cần phải được nghiên cứu một cách đúng mức, khách quan để có biện pháp nâng cao chất lượng xem xét, quyết định của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới.

* PV: Luật ban hành văn bản QPPL có hiệu lực từ ngày 1/7 cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định còn quá chung chung dẫn đến tình trạng nếu có sai sót xảy ra thì “cha chung không ai khóc”?

- Ông Lưu Bình Nhưỡng:Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật rất khác trách nhiệm thi hành một vấn đề, nhất là liên quan đến nhiều chủ thể, trải qua nhiều quy trình, giai đoạn khác nhau.

Ví dụ, nếu chỉ kỷ luật một cá nhân một ông Bộ trưởng, Vụ trưởng cũng chưa hoàn toàn thuyết phục vì mỗi dự án luật đều có Ban soạn thảo, mà Ban soạn thảo bao gồm nhiều cơ quan tham gia, đều có trách nhiệm chung.

Chủ thể trình dự án luật hiện nay là Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân… Hơn nữa, Luật Ban hành văn bản QPPL hiện chỉ có Chương XV quy định về “Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật” (gồm các Điều 162 đến Điều 167), trong đó không quy định trường hợp giống như xây dựng, thông qua luật sai như trường hợp Bộ luật Hình sự; không quy định việc xử lý trách nhiệm chủ thể trong xây dựng văn bản QPPL.

Vì vậy, tôi cho rằng, việc đặt ra một chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm cán bộ, tập thể sai sót trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL là vô cùng khó khăn, đặc biệt không thể “xử lý trách nhiệm đối với Quốc hội” vì trách nhiệm thông qua luật.

Tôi thực sự băn khoăn về vấn đề này. Tôi đề nghị phải nghiên cứu, quy định cụ thể để sau này có thể áp dụng.

Tuy nhiên, việc Quốc hội khoá XIII nhận trách nhiệm và khắc phục bằng việc cho dừng hiệu lực, tiến hành sửa chữa những quy định chưa phù hợp, chưa khoa học của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thể hiện như một dạng tự “chế tài” về bổn phận trước nhân dân và cử tri rồi.

Đối với cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo, trình, thẩm định dự án luật không phải lúc nào cũng làm ra các luật có nhiều sai sót.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó cần xem xét kiểm điểm trách nhiệm, nếu thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng về đường lối, quan điểm, trình một đạo luật có quá nhiều vấn đề, nhiều “sạn” thì cũng cần phải lượng hoá lỗi và trách nhiệm cho tương xứng. Cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này để quy định cho phù hợp.

* PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo dangcongsan.vn

标签:

责任编辑:World Cup