【keo nha cai bdtv】Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ còn hạn chế

Phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp.

Sáng 6/9,ểmsoáttàisảnthunhậpcủangườicóchứcvụcònhạnchếkeo nha cai bdtv Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể lần thứ 14, thẩm tra các báo cáo về công tác tư pháp, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu 

Tại báo cáo ý kiến nghiên cứu đối với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp nhận định, năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế- xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan hữu quan tiếp tục thể chế hóa và thực hiện nghiêm các yêu cầu của Đảng về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trên các lĩnh vực, nhất là Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác xây dựng pháp luật.

Quốc hội tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều dự ánquan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC; đẩy mạnh công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật có thể làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ tiếp tục lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế với quyết tâm cao nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, loại bỏ “lợi ích nhóm”.

Nhiều văn bản về quản lý nhà nước được ban hành và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để PCTNTC; tăng cường công tác kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật, góp phần tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để PCTN trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Một số chủ trương, chính sách của Đảng chậm được thể chế hóa đầy đủ thành pháp luật. Chất lượng của một số văn bản còn hạn chế, thiếu tính ổn định; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, bất cập, không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; một số văn bản còn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, còn tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết .

Thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng các sơ sở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhóm nghiên cứu nêu rõ.

Theo nhóm nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, trong đó có nguyên nhân từ việc tuân thủ trình tự, thủ tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chính sách, soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong một số trường hợp còn chưa nghiêm, nhất là đối với các văn bản dưới luật; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật chưa được đề cao; nguồn lực dành cho công tác xây dựng pháp luật mặc dù đã được quan tâm nhưng còn chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động này.

Phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực còn chưa tương xứng 

Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nhóm nghiên cứu cho rằng, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024, mặc dù số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được tiến hành tăng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 nhưng số vi phạm được phát hiện tăng không đáng kể.

Cụ thể, năm 2024 tiến hành kiểm tra tại 90.793 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 395 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm (cùng kỳ năm 2023 là 11.056 cuộc/77 đơn vị vi phạm); tiến hành 15.948 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, phát hiện 373 vụ việc, 692 người vi phạm (cùng kỳ năm 2023 là 6.374 cuộc/300 vụ việc, 439 người vi phạm); kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại 86.417 cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát hiện 1.087 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (cùng kỳ năm 2023 là 7.651 cuộc/ phát hiện 893 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm).

Nhóm nghiên cứu đánh giá, số liệu này cho thấy việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số liệu nêu trên cũng cho thấy tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn còn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đồng thời, qua công tác giám sát, khảo sát thực tế của Ủy ban Tư pháp cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành còn ít, vi phạm được phát hiện không nhiều.

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều vi phạm về thực hiện trình tự, thủ tục, nội dung kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định, theo Nhóm nghiên cứu.

Qua xác minh tài sản, thu nhập đã phát hiện một số trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng, kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực còn chưa tương xứng với tình hình thực tế.

Thực tế xử lý các vụ án tham nhũng vừa qua cho thấy nhiều trường hợp sau khi cơ quan cảnh sát điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc. Qua phản ánh của dư luận cử tri cho thấy tình trạng kê khai tài sản, thu nhập không trung thực diễn ra còn nhiều, báo cáo của nhóm nghiên cứu nêu rõ.

La liga
上一篇:Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
下一篇:Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong