当前位置:首页 > Cúp C2

【nhan dinh juventus】Kết hợp hệ sinh thái cảng biển và hệ sinh thái số hỗ trợ XNK hàng hóa

Kết hợp hệ sinh thái cảng biển và hệ sinh thái số hỗ trợ XNK hàng hóa
Đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chia sẻ các giải pháp về logistics. Ảnh: T.H

Phát triển hệ sinh thái cảng – logistics

Tại tọa đàm Tọa đàm “Phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy XNK hàng hóa”, do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 6/4, ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Logistics- Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) đã chia sẻ nhiều giải pháp kết nối hệ sinh thái cảng biển và hệ sinh thái số đang được triển khai tại các cảng biển của đơn vị này.

Theo ông Đỗ Xuân Minh, việc phát triển logistics tại Việt Nam nói chung và khu vực miền Nam nói riêng đang gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, từ cảng, đường kết nối đế hệ thống kho bãi. Tại khu vực phía Nam, mặc dù đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua 2 hệ thống cảng TPHCM và Bà Rịa- Vũng Tàu, đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ yếu, hệ thống giao thông quá tải, thiếu đường cao tốc gây tình trạng tắc nghẽn, gia tăng chi phí nhân lực, vật lực; khu vực ĐBSCL mặc dù có hệ thống sông thuận lợi cho phát triển phương thức vận tải thủy nội địa, nhưng thực tế, hàng hóa tại khu vực này vẫn phải tập trung về các cảng Đông Nam Bộ để xuất khẩu, gây tốn kém, mất thời gian và phức tạp.

Với quan điểm xuyên suốt các hoạt động đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu chi phí vận chuyển, giảm thời gian cũng như hạn chế các rủi ro phát sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics, TCSG dần từng bước xây dựng được một hệ sinh thái cảng biển bao gồm hệ thống các cơ sở cảng cạn, kho bãi vệ tinh, trung tâm phân phối nằm tại các vị trí thuận lợi, và phù hợp với phân bổ ngành hàng sản xuất của từng khu vực, hệ thống kho bãi, điểm tập kết hàng hoá, dịch vụ logistics trọn khâu, phục vụ cho các khách hàng từ khâu vận chuyển rỗng, đóng hàng tại nhà máy cho đến khi container xuất lên tàu sang cảng đích tại nước ngoài và hệ sinh thái số.

Với lợi thế về tính kết nối hệ thống, đặc biệt tại khu vực phía Nam, TCSG đang khai thác hệ thống cảng gồm cảng Cát Lái, Hiệp Phước (TPHCM), cụm cảng nước sâu tại Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ thống cảng tại khu vực ĐBSCL (trong đó có cảng TCCC có thể đón tàu feeder trực tiếp và các cảng thủy nội địa tại Sa Đéc, Cao Lãnh...) và hệ thống các cơ sở logistics, kho bãi gồm ICD TC-Sóng Thần, ICD TC-Long Bình, ICD TC-Nhơn Trạch,... cùng hàng loạt kho bãi, đội tàu và sà lan vận chuyển, kết nối thuận tiện, phục vụ đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, hệ sinh thái cảng của TCSG được kết nối xuyên suốt thông qua chuỗi dịch vụ logistics đa phương thức bằng đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển và cả đường sắt. Một trong các mục tiêu lớn trong thời gian tới của TCSG là tập trung cho giải pháp kết nối trực tiếp ĐBSCL, Bình Dương, Đồng Nai - Cái Mép bằng cách tận dụng được ưu thế về kết nối đường thủy từ các cảng, ICD của TCSG tại các khu vực này (Tân cảng - Cái Cui, Thạnh Phước, ICD tân cảng Nhơn Trạch) và giảm áp lực hạ tầng đường bộ kết nối đến TPHCM, tăng tính linh hoạt trong khâu kết nối vận chuyển, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp khi có phát sinh về thủ tục hải quan, thanh lý, trễ giờ...

Bên cạnh đó, TCSG xây dựng những giải pháp mới với dịch vụ kết nối đa phương thức từ ĐBSCL đi Viêng Chăn thông qua tàu biển nội địa của Tân Cảng Shipping, ghé cảng Việt Lào, đáp ứng nhu cầu mở rộng, cùng thâm nhập vào thêm các thị trường mới và tiềm năng cho hàng hóa từ ĐBSCL. Đồng thời, phát triển tuyến đường sắt theo tuyến ga Đông Anh - ga Sóng Thần – sau đó kết hợp đi Tân cảng Cái Cui bằng xe container và phân phối đến các tỉnh ĐBSCL.

Khu vực cảng Cát Lái sẽ có Trung tâm logistics quy mô lớn. 	Ảnh: T.H
Khu vực cảng Cát Lái sẽ có Trung tâm logistics quy mô lớn. Ảnh: T.H

Dựa trên lợi thế về kinh nghiệm và tính kết nối hệ thống, TCSG có trung tâm logistics và văn phòng đại diện tại khu vực ĐBSCL và miền Bắc cung cấp dịch vụ logistics trọn khâu, từ khâu đặt cước tàu quốc tế đến dịch vụ vận chuyển thủy, bộ kết hợp khai thác cảng đóng hàng, khai thuê hải quan.

Bên cạnh việc phát triển các cơ sở mới phục vụ nhu cầu XNK hàng hóa, TCSG không ngừng nâng cấp hạ tầng các cơ sở hiện hữu, nhằm nâng cao công suất hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các KH với chất lượng dịch vụ cao nhất.

5 kiến nghị phát triển dịch vụ logistics

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp XNK, cũng như doanh nghiệp logistics, đại diện TCSG đã kiến nghị một số nội dung. Theo đó, xây dựng hành lang pháp lý, đặc biệt là qui định kiểm tra, giám sát đối với hàng quá cảnh, trung chuyển nhằm thu hút lượng hàng rất lớn qua cụm cảng Cái Mép và TPHCM.

Theo ông Minh, lượng hàng quá cảnh Campuchia hàng năm tương đương 450.000 TEUs, lượng hàng trung chuyển tại Cái Mép và TP.HCM tương đương 400.000 TEUs và có thể tăng thêm vì Cái Mép, TPHCM hiện có dịch vụ cảng tương đối cạnh tranh so với Singapore về chi phí bốc xếp rẻ hơn.

Để tạo được luồng hàng càng ngày càng cao theo đúng định hướng của thủ tướng Chính phủ, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề xuất: Cơ quan chức năng rà soát điều chỉnh Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC, 39/2018/TT-BTC tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thủ tục kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, trung chuyển theo hướng nguyên container, nguyên seal, không áp dụng khai báo chi tiết như hàng XNK.

Xây dựng các giải pháp, đề xuất tháo gỡ qui trình, thủ tục cho hàng trung chuyển, quá cảnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục này thay vì áp dụng như hàng hóa XNK vào Việt Nam. Cụ thể: Nghị định 90/2017/NĐ-CP, 128/2020/NĐ-CP; các Thông tư 30/2014/TT-BNNPNT, 06/2022/TT-BNNPTNT) và các Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bô Giao thông Vận tải.

Rà soát các văn bản liên quan đến định nghĩa cảng cạn, ICD, cảng biển để tháo gỡ cho hàng chuyển cảng đích, di lý giữa các cảng trong cùng chi cục, khác chi cục trong cùng Cục hải quan hoặc giữa các cảng thuộc cục hải quan khác nhau. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa không hạn chế ngành hàng cho các doanh nghiệp có thể mở tờ khai tại cửa khẩu thuận lợi nhất. Rà soát Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 27/2019/TT-BCT Quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu.

Xem xét miễn phí cơ sở hạ tầng tại TPHCM đối với phương thức vận tải bằng đường thủy nhằm thúc đẩy phát triển vận tải xanh, các hệ thống bến cảng thủy nội địa, thúc đẩy tính liên kết vùng, giữa các tỉnh thành có nhiều thuận lợi kết nối lưu thông bằng đường thủy nội địa.

Xây dựng các chính sách để hỗ trợ quá trình phát triển cảng thương mại tự do, trong đó có miễn thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân và nhà đầu tư. Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin kết nối với các cảng hiện hữu và dữ liệu của hải quan để đảm bảo kiểm soát hàng hóa trong cảng thương mại tự do hoàn toàn chính xác. Hàng hóa vận chuyển trong cảng thương mại tự do không phải mở tờ khai chuyển tiếp và niêm phong kẹp chì một lần nữa. Có lộ trình thu hút đầu tư, kinh doanh bao gồm cả hàng hóa trung chuyển, quá cảnh với "thuế quan bằng 0%, thuế suất thấp và hệ thống thuế đơn giản" nhằm thúc đẩy dòng thương mại, đầu tư, vốn và nguồn nhân lực xuyên biên giới thuận tiện hơn, cũng như an toàn và an ninh thông tin, dữ liệu.

分享到: