Cụ thể,àNộithúctiếnđộcôngtrìnhtrọngđiểbxh nữ việt nam 33 công trình hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng (trong đó 19 công trình sử dụng vốn ngân sách và ODA, 12 công trình đầu tưtheo hình thức BT, 1 dự án y tế theo hình thức PPP khác và 1 dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức xã hội hóa); 10 công trình hoàn thành sau năm 2020 (gồm 3 công trình sử dụng vốn ngân sách và ODA, 4 công trình theo hình thức BT, 3 công trình theo hình thức BOT); 4 công trình hoàn thành xong các thủ tục đầu tư và khởi công trong giai đoạn 2016-2020; 5 tuyến đường sắt đô thị hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để xúc tiến các thủ tục huy động, kêu gọi vốn đầu tư theo quy định. Quyết định cũng chỉ rõ, đẩy nhanh các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án. Cụ thể, Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đôn đốc, chỉ đạo sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư, nhà đầu tư triển khai các công trình trọng điểm đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt; thường xuyên kiểm tra và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, nhà đầu tư đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu của UBND thành phố; định kỳ hằng tháng, tổ chức họp kiểm điểm công tác và báo cáo UBND thành phố. Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành chủ động giải quyết, hướng dẫn các nội dung công việc có liên quan thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình phụ trách, đảm bảo cải cách tối đa thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng của dự án đúng tiến độ quy định, đặc biệt là các dự án đầu tư theo hình thức PPP; tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm. Ngoài ra, UBND thành phố chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư công, đảm bảo đủ quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm; nâng cao trách nhiệm, tính chủ động quyết liệt của các chủ đầu tư. |