Trong đó lĩnh vực giáo dục - đào tạo,ềnGiangThuhúthơnnghìntỷđồngxãhộihóadịchvụcôkq bong da ngoai hang anh dạy nghề có 4 dự án ngoài công lập, với tổng mức đầu tư là 54 tỷ đồng. Lĩnh vực y tế có 5 dự án, với tổng mức đầu tư là 166 tỷ đồng; trong đó có 1 dự án liên doanh, liên kết với đơn vị sự nghiệp có tổng mức đầu tư là 73 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa, thể dục – thể thao có 16 dự án ngoài công lập, với tổng mức đầu tư là 83,97 tỷ đồng; trong đó có 1 dự án ngoài công lập được cấp phép hoạt động trong năm 2017, với tổng mức đầu tư là 40 tỷ đồng. Lĩnh vực môi trường có 11 dự án ngoài công lập, với tổng mức đầu tư là 1.701,7 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Tiền Giang, các dự án trên địa bàn tỉnh hầu hết được đầu tư trên phần đất công hiện có hoặc đất của nhà đầu tư, nên từ năm 2008 đến nay tỉnh không bố trí kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng trước khi giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa. Tỉnh này cũng cho biết, hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ công trên địa bàn phần lớn từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được các nhà đầu tư tham gia nhiều, tốc độ phát triển rất chậm. Bên cạnh đó, do việc đầu tư xã hội hóa trong các lĩnh vực này đạt chuẩn cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư. Mặt khác, các dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư đa số là đất của đơn vị thực hiện xã hội hóa nên phần nào cũng làm kém sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đáng chú ý, nhiều nơi trên địa bàn chưa có kế hoạch cụ thể cho các dự án kêu gọi xã hội hóa nên các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tiếp cận các thông tin đầu tư. Các sở chuyên ngành chưa xây dựng kế hoạch phát triển các cơ sở xã hội hóa phù hợp với quy hoạch tổng thể của từng ngành để làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư và cũng chưa có các hướng dẫn cụ thể cho nhà đầu tư trong từng lĩnh vực làm cho các nhà đầu tư lúng túng khi tiếp cận đầu tư./. Bùi Tư |