发布时间:2025-01-10 09:20:42 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang,ốtráoxâyphươngánpháthànhtỷđồngtráiphiếuchođạidựángiaothôsoi kèo nam định đoạn qua Tuyên Quang |
Nguồn lực lớn
“Chúng tôi đang theo dõi sát sao việc thực hiện chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cho đầu tưcác công trình trọng điểm quốc gia. Rất mong chủ trương này sớm đi vào hiện thực để nguồn vốn được đưa vào các công trường giao thông, trong đó có các dự ánđường bộ cao tốc quan trọng”, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ (VARSI) cho biết.
Trước đó, trong Công văn số 4292/VPC-KTTH ngày 20/6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024; Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 18/5/2024 và Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 31/5/2024, Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã giao các bộ Tài chính, Giao thông - vận tải (GTVT) phối hợp chặt chẽ, khẩn trương nghiên cứu đề xuất việc phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia.
Để triển khai chủ trương trên, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung rà soát, hoàn thiện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ nêu trên. “Giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo nội dung này theo tinh thần trọng tâm, trọng điểm, xử lý có hiệu quả ngay, nhất là các dự án đã xong thủ tục, đang cần vốn thuộc lĩnh vực giao thông, các động lực tăng trưởng mới và dứt khoát không dàn trải”, Thủ tướng nêu rõ.
Đầu tháng 6/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký Công văn số 4243/BKHĐT-PTHTĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc phân kỳ đạt quy mô hoàn chỉnh. Một trong những đề xuất đáng chú ý nhất mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị người đứng đầu Chính phủ là cho phép phát hành gói trái phiếu chính phủ khoảng 165.000 tỷ đồng để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc phân kỳ đạt quy mô hoàn chỉnh như sau:
Một là, đầu tư mở rộng các đoạn quy mô 2 làn xe (đã hoàn thành, đang đầu tư) lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh để đảm bảo an toàn giao thông và đồng bộ trên toàn tuyến. Ưu tiên các đoạn đang mất an toàn giao thông nghiêm trọng (thường xảy ra tai nạn), đặc biệt trên trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các đoạn có lưu lượng tăng cao gây ách tắc kéo dài, các dự án PPP đã đưa vào khai thác (có khả năng thu xếp được nguồn vốn, thủ tục đầu tư thuận lợi).
Hai là, đầu tư mở rộng toàn bộ các đoạn tuyến cao tốc có quy mô 4 làn xe hạn chế, 4 làn hoàn chỉnh đang khai thác lên quy mô theo quy hoạch trên trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các đoạn cao tốc kết nối tại cửa ngõ trung tâm thành phố lớn, giảm ùn tắc, bức xúc về kinh tế, xã hội.
Ba là, phù hợp với nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và khả năng giải ngân vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đối với các dự án PPP dự kiến được nguồn vốn đầu tư công và kế hoạch huy động vốn nhà đầu tư tham gia vào dự án PPP.
Bốn là, phù hợp quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư PPP, ngân sách nhà nước...
Trên cơ sở quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí đầu tư mở rộng cao tốc đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất danh mục gồm 28 dự án đầu tư (23 dự án đầu tư công, 2 dự án đầu tư PPP và 3 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC quản lý), với tổng nhu cầu 247.660 tỷ đồng.
Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu vốn để đầu tư nâng cấp mở rộng 23 dự án, trong đó có 21 dự án cao tốc Bắc - Nam và 2 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang là 181.403 tỷ đồng. Nhu cầu vốn để mở rộng 2 dự án Hòa Lạc - Hòa Bình (đang điều chỉnh chủ trương đầu tư) và TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là 43.162 tỷ đồng. Nhu cầu vốn để mở rộng 3 tuyến cao tốc do VEC quản lý là Hà Nội - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Cầu Giẽ - Ninh Bình là 23.095 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, với vốn ngân sách trung ương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách trung ương đã dự kiến cân đối được 15.506 tỷ đồng từ nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và dự kiến tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho 5 dự án gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Hà Giang và Cao Bồ - Mai Sơn.
“Số vốn còn thiếu cho 18 dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ 4 làn xe hạn chế, 4 làn hoàn chỉnh lên quy mô quy hoạch khoảng 165.897 tỷ đồng”, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Đây chính là lý do mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ cho phép phát hành gói trái phiếu chính phủ khoảng 165.000 tỷ đồng để đầu tư các dự án giao thông, với ưu tiên hàng đầu là đầu tư mở rộng các dự án cao tốc 4 làn xe hạn chế, 4 làn hoàn chỉnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô quy hoạch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa thực tế trong tương lai với tầm nhìn dài hạn trên 20 năm.
Rõ tiêu chí xây danh mục
Được biết, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đang khẩn trương triển khai nghiên cứu xây dựng danh mục các dự án dự kiến phát hành trái phiếu chính phủ.
Ngoài việc quy mô phát hành được giới hạn ở mức 100.000 tỷ đồng và do nguồn vốn trái phiếu chính phủ được phát hành để dự kiến đầu tư trực tiếp các công trình trọng điểm quốc gia phải trả lãi, nên cần tính toán, nghiên cứu cẩn trọng để lựa chọn danh mục dự án bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ dự kiến danh mục dự án đáp ứng tiêu chí: phải là các công trình, dự án có ý nghĩa trọng điểm, phù hợp quy hoạch, các nghị quyết của Đảng, Nhà nước; thủ tục đầu tư thuận lợi, có thể triển khai thi công để có thể giải ngân được ngay khi phát hành trái phiếu chính phủ, tránh lãng phí; các đoạn tuyến cao tốc có lưu lượng cao, góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông với ưu tiên số 1 là các tuyến cửa ngõ trung tâm thành phố lớn, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang; các tuyến cao tốc phân kỳ 2 làn xe cần mở rộng theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024.
“Trên cơ sở các tiêu chí này, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng tiêu chí, phương án đầu tư, nhu cầu giải ngân các công trình trọng điểm quốc gia sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Trong Công văn số 7273/BTC-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ giữa tháng 7/2024, ông Nguyễn Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, phát hành trái phiếu chính phủ là một nguồn vay trong nước của ngân sách trung ương, sử dụng để bù đắp chi cho đầu tư phát triển và các mục đích khác theo quy định; hiện không có quy định về việc phát hành trái phiếu chính phủ cho một hoặc gói dự án cụ thể.
Bộ Tài chính cho rằng, trường hợp phát hành trái phiếu chính phủ cho danh mục các dự án cụ thể theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua về chủ trương trước khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, tại Thông báo số 231/TB-VPCP, Thông báo số 250/TB-VPCP và Nghị quyết số 82/NQ-CP, Thường trực Chính phủ, Chính phủ giao nghiên cứu, đề xuất phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia.
Tuy nhiên, tại Văn bản số 4243/BKHĐT-PTHTĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phát hành gói trái phiếu chính phủ 165.000 tỷ đồng, cao hơn 65.000 tỷ đồng so với chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, các bộ, ngành liên quan cần làm rõ nhu cầu và khả năng thực hiện, giải ngân từ nguồn phát hành này trong từng năm, từng giai đoạn.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cụ thể với Chính phủ khả năng hấp thụ, giải ngân nguồn vốn của từng dự án theo từng năm để xác định nhu cầu cần phát hành trái phiếu chính phủ trong năm 2025 và từng năm trong giai đoạn 2026-2030 để tránh tình trạng phát hành xong nhưng không giải ngân, phải chuyển nguồn và trả lãi gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.
Theo đại diện VARSI, lo lắng của Bộ Tài chính là điều có thể chia sẻ, song từ thực tế triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông được thực hiện với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vượt nắng, thắng mưa”; “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công “3 ca 4 kíp”, tiến độ thi công các tuyến cao tốc chỉ 18 - 20 tháng.
“Nếu công tác chuẩn bị đầu tư được triển khai nhanh gọn, giải quyết tốt bài toán mặt bằng, vật liệu, thì mục tiêu giải ngân 100.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2025 - 2026 không phải là thách thức không thể vượt qua”, đại diện VARSI phân tích.
相关文章
随便看看