【kq flamengo】Thực hành trách nhiệm xã hội trong tổ chức
1. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội
Việc xác định mối liên hệ giữa các đặc điểm chính của tổ chức với trách nhiệm xã hội sẽ rất hữu ích,ựchànhtráchnhiệmxãhộitrongtổchứkq flamengo bao gồm các yếu tố: Loại hình, mục đích, tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức (khuôn khổ pháp lý; các đặc điểm xã hội, môi trường và kinh tế của khu vực hoạt động; thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước đó của tổ chức; lực lượng lao động của tổ chức; các tổ chức ngành mà tổ chức tham gia; sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, nguyên tắc và quy phạm đạo đức của tổ chức; mối quan tâm tới trách nhiệm xã hội của các bên liên quan trong nội bộ và bên ngoài; cơ cấu và tính chất của việc ra quyết định trong tổ chức; chuỗi giá trị của tổ chức).
Điều quan trọng với tổ chức là nhận thức được các quan điểm hiện thời, mức độ cam kết và sự thông hiểu về trách nhiệm xã hội của ban lãnh đạo. Việc hiểu thấu đáo các nguyên tắc, chủ đề cốt lõi và lợi ích của trách nhiệm xã hội sẽ hỗ trợ mạnh mẽ việc kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức cũng như phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
2. Hiểu biết về trách nhiệm xã hội của tổ chức
Nỗ lực thích đáng
Nỗ lực thích đáng là một quá trình toàn diện, chủ động nhằm xác định các tác động tiêu cực thực tế và tiềm ẩn về xã hội, môi trường và kinh tế của các quyết định và hoạt động của tổ chức nhằm tránh và giảm thiểu các tác động đó.Tùy theo quy mô và hoàn cảnh của tổ chức, quá trình nỗ lực thích đáng cần xem xét các thành phần sau đây: Các chính sách của tổ chức liên quan đến các chủ đề cốt lõi;phương tiện đánh giá cách thức các hoạt động hiện có và đề xuất có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu chính sách;phương tiện kết hợp các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức;phương tiện theo dõi việc thực hiện theo thời gian, có thể đưa ra điều chỉnh cần thiết về các ưu tiên và phương pháp tiếp cận và hành động thích hợp để giải quyết các tác động tiêu cực của các quyết định và hoạt động.
Sự liên quan và ý nghĩa của các chủ đề cốt lõi và các vấn đề đối với tổ chức
Tổ chức cần xem xét tất cả các chủ đề cốt lõi để xác định vấn đề nào có liên quan, xem xét sự gắn kết với các bên liên quan để mở rộng quan điểm về các chủ đề cốt lõi, ngay cả khi các bên liên quan không nhận biết được chúng.
Xem xét kỹ các chủ đề cốt lõi có thể cho xác định được một số vấn đề liên quan không được quy định hoặc đã được đề cập trong các quy định nhưng không được thi hành một cách thỏa đáng hoặc không rõ ràng, chi tiết.Ví dụ, mặc dù luật và quy định về môi trường giới hạn mức phát thải chất gây ô nhiễm không khí hay nước ở lượng hay mức cụ thể, thì tổ chức vẫn cần sử dụng thực hành tốt để giảm thiểu hơn nữa mức phát thải các chất gây ô nhiễm này hoặc thay đổi các quá trình sử dụng sao cho loại bỏ hoàn toàn các phát thải này.
Khi tổ chức xác định được phạm vi rộng các vấn đề liên quan tới các quyết định và hoạt động của mình, tổ chức cần xem xét kỹ các vấn đề được nhận biết và thiết lập để quyết định xem những vấn đề nào có ý nghĩa lớn nhất và quan trọng nhất đối với tổ chức. Các vấn đề thường được coi là quan trọng là không tuân thủ luật pháp; không phù hợp với chuẩn mực ứng xử quốc tế; khả năng xâm phạm quyền con người; những thực tiễn có thể gây nguy hiểm cho sự sống hay sức khỏevà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Phạm vi ảnh hưởng của tổ chức
Tổ chức có thể tạo ảnh hưởng từ các phạm vi như: Quyền sở hữu và điều hành; quan hệ kinh tế; thẩm quyền pháp lý/chính trị; dư luận. Ảnh hưởng của tổ chức có thể phụ thuộc vào một số yếu tố: Sự gần gũi về mặt tự nhiên, phạm vi, thời gian và mức độ quan hệ.
Khi đánh giá phạm vi ảnh hưởng và xác định trách nhiệm của mình, tổ chức cần có sự nỗ lực thích đáng.
Tổ chức có thể gây ảnh hưởng tới các bên liên quan thông qua các quyết định và hoạt động của mình, và thông qua các thông tin cung cấp cho các bên liên quan về cơ sở cho các quyết định và hoạt động này.
Việc thực thi ảnh hưởng của tổ chức cần luôn được định hướng bởi hành vi đạo đức, các nguyên tắc và thực hành trách nhiệm xã hội khác. Khi sử dụng ảnh hưởng của mình, trước tiên tổ chức cần xem xét tham gia đối thoại nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và khuyến khích hành vi trách nhiệm xã hội. Nếu đối thoại không mang lại hiệu quả, cần xem xét hành động thay thế khác, bao gồm cả việc thay đổi tính chất mối quan hệ.
Thiết lập các ưu tiên để giải quyết các vấn đề
Tổ chức cần xác định và cam kết về ưu tiên kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức và hoạt động thường ngày của mình. Các ưu tiên cần được thiết lập trong số các vấn đề được coi là quan trọng và có liên quan. Các bên liên quan cần tham gia vào việc xác định các ưu tiên. Các ưu tiên sẽ thay đổi theo thời gian và sẽ khác nhau giữa các tổ chức. Vì vậy, cần được xem xét và cập nhật ở những khoảng thời gian thích hợp.
3. Thực hành kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức
Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực trách nhiệm xã hội:
- Xây dựng trách nhiệm xã hội trong mọi khía cạnh của tổ chức đòi hỏi sự cam kết và thông hiểu ở mọi cấp độ của tổ chức. Sự cam kết và thông hiểu cần bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Hiểu biết về lợi ích của trách nhiệm xã hội đối với tổ chức có thể đóng vai trò chính trong xây dựng cam kết của lãnh đạo tổ chức;
- Tạo lập văn hóa trách nhiệm xã hội trong tổ chức có thể mất một khoảng thời gian đáng kể nhưng việc xúc tiến có hệ thống và xuất phát từ những giá trị và văn hóa hiện có đã chứng tỏ hiệu quả ở nhiều tổ chức.