【trận đấu montpellier hsc】Quảng Trị đánh giá hiệu quả tạo sinh kế cho người dân vùng biển sau sự cố môi trường

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:28:42

hoi thao

Quang cảnh hội thảo.

Sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4/2016 đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất,ảngTrịđánhgiáhiệuquảtạosinhkếchongườidânvùngbiểnsausựcốmôitrườtrận đấu montpellier hsc kinh doanh và đời sống của người dân 4 tỉnh miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng.

Tại Quảng Trị có 14 xã và 2 thị trấn vùng biển với 15.021 hộ dân được xác định bị ảnh hưởng từ sự cố; tổng số lao động bị ảnh hưởng là 32.668 người. Việc khôi phục sinh kế cũ cũng như chuyển đổi sinh kế phù hợp theo hướng bền vững đối với người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Sau 18 tháng kể từ ngày sự cố, nhóm nghề đơn giản ven bờ với hơn 7.000 lao động được đánh giá phục hồi khoảng 75%; nhóm nghề buôn bán nhỏ với 5.800 lao động nghề buôn bán nhỏ phục hồi khoảng 70% và nhóm nghề du lịch ven biển với hơn 2.100 lao động phục hồi khoảng 70%.

Các nhóm sinh kế đánh bắt gần bờ cơ bản phục hồi hoàn toàn nhưng do sản lượng đánh bắt sụt giảm mạnh nên đang xảy ra xu hướng giảm thời gian đánh bắt và họ đang tìm thêm công việc lao động phổ thông để kiếm thêm thu nhập.

Trước những khó khăn của người dân từ sau sự cố, tính đến nay chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Trị đã huy động 9,1 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ xây dựng 77 mô hình chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cho 1.145 hộ gia đình tại địa bàn 16 xã/thị trấn.

Qua thực hiện, một số mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, quá trình triển khai chưa tính toán đến các điều kiện phân tích thổ nhưỡng đất đai, khí hậu, chuỗi giá trị sản phẩm.... nên một số loại cây trồng như ném, sả… tại một số địa phương không phát triển tốt.

Bên cạnh đó, thị trường nông nghiệp cụ thể là giá cả các loại vật nuôi như gà, lợn và bò giảm mạnh gây khó khăn rất lớn đến người dân. Việc phát triển nghề phụ chăn nuôi và trồng trọt là cần thiết tuy nhiên nếu không có những can thiệp đầy đủ về khuyến nông và thị trường thì vô tình đưa người nông dân đến những rủi ro khác.

Trước những thực trạng trên, tại hội thảo các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân như: Hỗ trợ chuyển đổi khai thác tầng đáy sang tầng nổi phù hợp với thực trạng nguồn lợi thủy sản; ứng dụng công nghệ đánh bắt cho nhóm khai thác gần bờ; tăng cường đào tạo nghề đánh bắt xa bờ; hỗ trợ các cơ sở sản xuất chế biến, xây dựng nhãn hiệu và các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm một số sản phẩm hải sản như nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, ruốc khô và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng cát nhằm tăng khả năng cạnh tranh và liên kết thị trường bền vững.

Bên cạnh đó là các giải pháp ứng dụng và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản trên biển và trên bờ tại những nơi phù hợp; xây dựng mô hình sinh kế nông nghiệp tại chỗ bao gồm các ngành hàng chăn nuôi và trồng trọt; trong đó chú trọng tạo chuỗi cung ứng bền vững; liên kết với các nhà máy, công ty như may mặc, gia công sản phẩm,… đưa xưởng về nông thôn, nhằm tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ mất việc làm hoặc đang tìm kiếm công việc lao động phổ thông tại địa phương khác… Qua đó, tạo sự bền vững ổn định lâu dài thúc đẩy và hỗ trợ cuộc sống người dân phát triển đi lên.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hội thảo này sẽ là cơ hội để tỉnh Quảng Trị nhìn nhận lại 1 lần nữa các kết quả của việc chuyển đổi sinh kế cho người dân vùng biển sau sự cố môi trường. Qua đó, nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để tiếp tục thúc đẩy và nhân rộng các mô hình sinh kế với mong muốn làm thế nào đó để người dân vùng biển có thể khai thác vùng cát ven biển để tổ chức sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển bền vững trong tương lai.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thêm các nguồn lực từ trung ương cũng như các tổ chức phi chính phủ để nhân rộng các mô hình một cách bền vững hơn đồng thời tổ chức để người dân có thể mở rộng sản xuất ở vùng cát…

Theo TTXVN

顶: 2踩: 54536