GDP 9 tháng năm 2018 tăng 6,ếkhởisắcGDPtăngcaonhấttrongvngnăket qua cup tay ban nha98%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011. Cả 3 khu vực đều tăng cao: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%; khu vực dịch vụ tăng 6,89%.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 1/10, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, sự kiện lớn như WEF ASEAN tại Việt Nam vừa qua được đánh giá là có chất lượng cao nhất trong tất cả các kỳ WEF ASEAN. Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: H.V
Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm đạt kết quả toàn diện trên các mặt. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% và nước ta sẽ kiểm soát được chỉ số CPI theo chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%.
Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 179 tỷ USD, tăng 15,4%. Đáng mừng là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực FDI, cụ thể khu vực trong nước tăng 17,5% trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 14,6%. Trong 9 tháng tiếp tục xuất siêu 5,39 tỷ USD, đây là mức kỷ lục.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 34% GDP. FDI thực hiện ước đạt 13,25 tỷ USD. Tổng cầu tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,8%. Khách quốc tế đạt trên 11,6 triệu lượt, tăng 22,9%, quyết tâm đạt trên 15 triệu lượt.
Trong 9 tháng, cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 963,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn. Gần 23.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, con số tạm dừng hoạt động cũng tăng cao. Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp, với 92% người được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp, 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro thất bại khi khởi nghiệp so trung bình thế giới ở mức 47%.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao cho năm 2018, với 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt. Thu ngân sách 2018 dự kiến tăng khoảng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với 2017. Con số rất ấn tượng là bội chi năm 2018 dự kiến đạt 3,67%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 3,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Quốc hội giao từ 33-34% thì dự kiến cả năm vẫn giữ được mức cao là 34%. Xuất nhập khẩu dự kiến đạt 475 tỷ USD, với 238 tỷ USD xuất khẩu, xuất siêu 1 tỷ USD.
Tính chung, nếu giữ được tốc độ tăng trưởng này thì GDP cả năm sẽ vượt mức 6,7%. Nếu tăng trưởng GDP quý IV đạt 6,8 - 6,9%, thì cả năm chắc chắn vượt mức 6,7%. Đặc biệt, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 40,23%, năng suất lao động duy trì nhịp độ tăng, vượt cao hơn Quốc hội đã giao. Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến cả năm đạt 3,3%. Riêng xuất khẩu nông lâm thủy sản quyết tâm đạt 40,5 tỷ USD.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần nhìn nhận rõ những bất cập, khó khăn, thách thức, yếu kém, đặc biệt là những diễn biến phức tạp từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Chúng ta không hài lòng, không chủ quan, không thỏa mãn với thành tích đạt được.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là đẩy mạnh cải cách thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn, tin giản biên chế. Vấn đề điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành đã thực hiện tốt nhưng cần làm tốt hơn. Hiện có có tổng số 9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 120 thủ tục kiểm tra chuyên ngành, mới chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.700 dòng hàng và 30 thủ tục.
Hiện, có tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh, mới chính thức cắt giảm được 1.133 điều kiện, đạt trên 30% so với yêu cầu. Như vậy, còn phải cố gắng nhiều. Các nghị định cắt giảm các điều kiện kinh doanh đang được các cơ quan hoàn thiện để làm sao trong tháng 10 này Chính phủ ban hành. Với các thủ tục, dòng hàng kiểm tra chuyên ngành cũng vậy.
Thủ tướng cũng tiếp tục đặt vấn đề giải ngân các dự án quan trọng; nhắc nhở các vấn đề khiếu kiện đông người, hoạt động của một số băng nhóm tội phạm, lừa đảo, đâm thuê chém mướn, cướp ngân hàng, nguy cơ một số dịch bệnh…
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan với kết quả đạt được; cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; bám sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời, đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng tốt, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại nợ công; cải cách thể chế; thúc đẩy tăng năng suất lao động; nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, sản phẩm; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp. Ngày hôm qua, đã ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đại diện chủ sở hữu.
Về việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ hoàn thành đúng thời hạn các hồ sơ, báo cáo trình Trung ương, Quốc hội.
Trong 9 tháng năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 16.441 nhiệm vụ. Trong đó, có 7.951 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.245 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 245 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 3%, tăng 0,26% so với tháng trước).
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan tiếp tục quyết liệt chỉ đạo soạn thảo, trình xem xét, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh không để văn bản nợ đọng. Tiếp tục triển khai quyết liệt việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành.
Theo H.V/Báo Tin tức