【top nha cai uy tin nhat】Tiền mặt bên bờ ‘tuyệt chủng’ ở một số quốc gia

时间:2025-01-10 15:26:35来源:88Point 作者:World Cup

tien mat

Sự phát triển của giao dịch điện tử đã chứng kiến thanh toán bằng tiền mặt trở nên hiếm hoi ở nhiều quốc gia. Ảnh nguồn: BBC

Phóng viên Lauren Comiteau của trang tin BBC kể lại câu chuyện sinh sống ở Hà Lan và những khó khăn ‘dở khóc dở cười’ khi đi mua hàng bằng tiền mặt.

Bố của cô,ềnmặtbênbờtuyệtchủngởmộtsốquốtop nha cai uy tin nhat một người giao dịch chứng khoán phố Wall luôn khuyên cô rằng “tiền mặt là vua” và “giữ chặt lấy nó” khi nền kinh tế khó khăn.

Nhưng ở Hà Lan, tiền mặt chắc chắn không được đối xử như một thành viên hoàng gia. Ngày càng nhiều hơn các cửa hàng Hà Lan, từ cửa hàng thực phẩm chức năng Marqt đắt tiền đến quán bánh ở địa phương, chỉ nhận thanh toán bằng thẻ. Một số chủ cửa hàng thậm chí miêu tả không dùng tiền mặt là “sạch hơn” hay “an toàn hơn”.

Bỏ thẻ thanh toán ra khỏi ví, Lauren muốn thử xem một khoản tiền mặt có thể đưa cô đi bao xa. Không xa. Những khoản thiết yếu không thể thanh toán bằng tiền mặt: tiền thuê nhà và hóa đơn điện thoại của Lauren là một trong số đó.

Cô gặp những lời phàn nàn và từ chối. “Tôi không thể nhớ lần cuối cùng mình nhận thanh toán tiền mặt là khi nào”, Marielle Groentjes, người quản lý chung cư nơi Lauren ở và đã làm việc ở đây một thập kỷ nói như thế. “Chúng tôi không thích tiền mặt ở văn phòng, chúng tôi không có két an toàn và ngân hàng tính phí cho việc gửi chúng vào tài khoản”.

Nhưng chính những vật phẩm nhỏ làm Lauren đau đầu. Cô không thể mua thực phẩm hữu cơ ở Marqt, mà còn bị buộc phải xếp sau một hàng dài những người muốn thanh toán bằng tiền mặt, trong khi chứng kiến những người khác thanh toán bằng thẻ một cách nhanh chóng và về nhà ăn tối. Khi cô muốn mua một chiếc sandwich cá hồi ở một cửa hàng bánh trong chuỗi Vlaams Broodhuys, tiền mặt của cô bị từ chối. Cô thậm chí không thể sử dụng tờ Euro của mình để trả phí đỗ xe ở phần lớn thành phố.

“Tiền mặt là một con khủng long (đang tuyệt chủng), nhưng nó sẽ ở lại”, Michiel van Doeveren, một nhà tư vấn chính sách ở Ngân hàng trung ương Hà Lan nhận định. Ông chỉ ra rằng chính quản trị logistics khiến sử dụng tiền mặt trở nên đắt đỏ (nó phải được vận chuyện, bảo vệ, kiểm đếm và ghi sổ) trái ngược với sự dễ dàng của thanh toán điện tử. “Tăng trưởng thanh toán điện tử đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế. Chúng tôi muốn khuyến khích nhiều hơn các thanh toán hiệu quả”.

Thanh toán điện tử lần đầu tiên vượt qua thanh toán tiền mặt ở Hà Lan vào năm 2015 với biên độ hẹp: 50% thẻ thanh toán, trong khi 49,5% thanh toán bằng tiền mặt, 0,5% còn lại là thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một phong trào đang được ủng hộ bởi một liên minh các ngân hàng Hà Lan và nhà bán lẻ muốn tỷ lệ đó sẽ tăng lên 60% thanh toán điện tử, so với 40% tiền giấy vào năm 2018. Họ nói rằng khoản thanh toán không dùng tiền mặt rẻ hơn, an toàn hơn và thuận tiện hơn.

Giống như Hà Lan và những người hàng xóm Bắc Âu, Thụy Điển cũng nằm trong những nước dẫn đầu trong cuộc đua xóa bỏ tiền giấy. Nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ.

“Đây là một vấn đề lớn với các công ty nhỏ. Nó tiêu tốn rất nhiều tiền để gửi tiền mặt vào ngân hàng”, Guido Carindi, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ nói. Ông Carinci miêu tả tình trạng này là “tồi tệ”, nói rằng ông phải trả một khoản phí 300 kronas (khoảng 35 USD) mỗi tháng để gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của mình.

Nguồn gốc của vấn đề chính là lợi nhuận biên. Các ngân hàng Thụy Điển kiếm lợi nhuận lớn từ tính phí giao dịch của các chủ cửa hàng cho các thanh toán thẻ, lên đến hàng triệu kronas mỗi năm, trong khi không có khoản doanh thu nào được tạo ra từ tiền giấy. Điều này tạo ra ít động lực chấp nhận tiền mặt đối với các ngân hàng.

Thấy rõ chi phí cao của việc nhận thanh toán tiền mặt và lo ngại về an toàn, nhiều cửa hàng Thụy Điển đã bỏ quầy thanh toán tiền mặt, trong đó có ông lớn viễn Thông Telia với 86 cửa hàng trên khắp quốc gia dừng nhận tiền giấy từ năm 2013. Hệ thống xe bus cũng không còn nhận tiền mặt của hành khách trong nhiều năm. Thậm chí những sạp báo của người vô gia cư cũng chấp nhận thanh toán thẻ và di động.

Tuy nhiên, thái độ đối với thanh toán điện tử cũng khác biệt giữa các nước châu Âu và trên toàn cầu. Một số nền văn hóa vẫn do dự từ bỏ tiền giấy, trong đó có Đức - nơi những người tiêu dùng tin rằng sử dụng tiền mặt giúp họ kiểm soát tốt hơn chi tiêu, theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng trung ương Đức. Ở siêu cường kinh tế của châu Âu này, hơn 75% giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt. Ở Ý, nơi văn hóa tiền mặt đã ăn sâu, con số này là 83%.

Ở Mỹ, nơi người dân vẫn yêu tờ dollar của họ, bằng chứng là quốc gia này chỉ mới có thẻ thanh toán gắn chíp vào năm ngoái, đúng một thập kỷ đi sau nhiều nước châu Âu, đã dần tiến tới hệ thống thanh toán không tiền mặt. Vào tháng Một, một số chi nhánh của chuỗi nhà hàng Sweetgreen có tất cả 48 cửa hàng, đã dừng nhận tiền mặt, bao gồm cả chi nhánh ở phố Wall.

than toan di dong
Một nhân viên ở cửa hàng M-Pesa ở Nairobi, Kenya nơi giờ đây thanh toán bằng di động được sử dụng cho hàng triệu giao dịch. ẢNh nguồn: BBC.

Sự tiến bộ của công nghệ di động đã chứng kiến bước nhảy của các ngân hàng ở một số nước châu Phi. ở Kenya và Tazania, hệ thống thanh toán bằng di động M-Pesa tồn tại đồng nghĩa với việc hàng triệu người giờ đây thanh toán các hóa đơn, nhận lương, mua thú nuôi và mua hàng ở cửa hàng địa phương bằng tài khoản trên điện thoại di động của họ./.

Ngọc Trang (theo BBC)

相关内容
推荐内容