【chuyên gia dự đoán】Tái định cư Sân bay Long Thành: 23 nghìn tỷ đồng lấy ở đâu?
Đồng thuận chủ trương,áiđịnhcưSânbayLongThànhnghìntỷđồnglấyởđâchuyên gia dự đoán nhưng nhiều lo lắng
Tại phiên thảo luận hội trường, phần lớn các đại biểu đều đồng thuận với chủ trương tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án Cảng HKQT Long Thành.
ĐB Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cho rằng, tính từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 94/2015/QH13 về chủ trương đầu tư dự án Cảng HKQT Long Thành, đến nay đã 2 năm nhưng chỉ mới thông qua được 1 hạng mục là kiến trúc. Với tiến độ hiện nay, nếu không tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) ra riêng thì dự án sẽ bị chậm. Đây cũng là quan điểm của ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc).
“Công tác GPMB có nhiều đặc thù, kéo dài và thường gấp 2-3 lần tiến độ thi công dự án. Thời gian đến khi khởi công còn 2 năm, nên nếu không GPMB trước, thì khi có quy hoạch sẽ không có mặt bằng cho thi công, và gây ảnh hưởng, bức xúc trong dân”, ĐB Tiến lý giải cho quan điểm của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đồng tình, nhiều đại biểu vẫn bày tỏ sự băn khoăn lo lắng. ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội), ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) đều cho ý kiến về tính pháp lý của việc tách dự án thành một nghị quyết thành phần. ĐB Vân còn bày tỏ: “Nếu như sau này Quốc hội không thông qua báo cáo nghiên cứu khả thì thì rủi ro dự án sẽ rất lớn”. Thậm chí, ĐB Hoa đề nghị lùi việc thông qua tách dự án sang kỳ họp thứ 4 sau khi đã có báo cáo nghiên cứu khả thi, để dự án chắc chắn khả thi.
Cho rằng việc tách dự án là hợp lý, nhưng ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. HCM) bày tỏ sự lo lắng: “Quan điểm, ý chí là một lẽ, nguồn lực ra sao lại khác, khi mà điều kiện kinh tế - xã hội những năm tới còn khó khăn. Do đó, Chính phủ cần giải trình rõ phương án về nguồn kinh phí để hỗ trợ đền bù".
Trăn trở về nguồn vốn
Tại phiên thảo luận, câu chuyện xung quanh nguồn vốn để GPMB, đền bù, tái định cư thực sự làm “nóng nghị trường”, khi mà con số khái toán mà UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra lên đến 23.000 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch vốn trung hạn đến 2020 mới chỉ bố trí 5.000 tỷ đồng. Theo giải trình của UBND tỉnh Đồng Nai, con số này là do biến động giá đất 2015-2017, tăng trong 2 năm sau khi có Nghị quyết 94.
ĐB Trần Thị Phương Hoa băn khoăn: “Với việc GPMB 1 lần diện tích hơn 5.600 ha thì sẽ phải sử dụng ngân sách vì khó có thể huy động vốn ODA hay xã hội. Nếu như dùng ngân sách thì liệu có đảm bảo đúng theo yêu cầu của Nghị quyết 94 là không tác động xấu đến nợ công hay không? Dù tờ trình Chính phủ nói có thể đấu giá quyền sử dụng đất, thu cho thuê đất khi chưa triển khai, có thể hoàn trả vốn… nhưng có những nguồn không chắc chắn”.
Cùng quan điểm, ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) băn khoăn, tách dự án thành phần nhưng dự án tổng thể chưa có; Nghị quyết 94 yêu cầu không được tăng nợ công nhưng nay theo tờ trình thì sẽ sử dụng ngân sách, nên có thể nợ công sẽ tăng…
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đặt câu hỏi: 23.000 tỷ đồng lấy từ đâu ra? “Theo tờ trình của Chính phủ nguồn tiền sẽ lấy từ: 5.000 tỷ đồng đầu tư công đã được phân bổ, 5.000 tỷ đồng thu tiền sử dụng đất dự án, thuê mặt bằng thương mại dịch vụ… Tổng số mới là 10.500 tỷ đồng; vậy 12.500 tỷ đồng còn thiếu lấy ở đâu?”, ĐB Cường tính toán.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa giải trình về dự án tại Quốc hội chiều 8/6. Ảnh: TL |
Giải trình thêm về nguồn vốn cho dự án, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa cho biết, theo Nghị quyết 94, dự án sân bay Long Thành sẽ huy động từ nhiều nguồn như ODA, xã hội, ngân sách, cổ phần hoá doanh nghiệp, nhưng việc giải phóng mặt bằng chỉ có thể sử dụng ngân sách.
“Giai đoạn giải phóng mặt bằng chúng ta phải sử dụng vốn ngân sách và Nghị quyết 94 cũng đã nêu không thể huy động được vốn ODA và tư nhân”, Bộ trưởng Nghĩa nói.
Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, thực tế, dự án Sân bay Long Thành được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Việc xây dựng nhà ga sẽ do tư nhân thực hiện không còn mới mẻ nữa, chẳng hạn như ở nhà ga T2 Đà Nẵng, nhà ga Nha Trang,... đều là vốn tư nhân. Vì vậy, sân bay Long Thành dự kiến sẽ triển khai sẽ theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ trưởng Nghĩa cũng đồng ý rằng, để đầu tư toàn bộ sân bay Long Thành bằng ngân sách là rất khó khăn, nhưng để thu hút nhà đầu tư, thì cần có sự chuẩn bị, đầu tiên là GPMB./.
Duy Thái
下一篇:Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
相关文章:
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- PM Phúc meets with New Zealand, Hong Kong leaders on APEC sidelines
- NA Chairwoman to pay official visit to RoK
- Photo exhibition highlights Việt Nam
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Property seizure, forfeiture of criminals needs timely action
- PM Phúc leaves for 33rd ASEAN Summit in Singapore
- Capacity building key to Vietnam’s peacekeeping operations
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Party, State leader welcomes Cuban army official
相关推荐:
- Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- PM urges agriculture sector to brace for integration
- Việt Nam reports on UN Convention against Torture implementation
- HCM City leader hosts Chief Minister of Australia’s Northern Territory
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Cambodian PM starts visit
- Việt Nam, Belarus urged to make defence co
- Russian PM compliments Việt Nam
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- PM urges agriculture sector to brace for integration
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường