【ket qua bong da tottenham】"Mổ xẻ" kinh nghiệm chống dịch Covid

时间:2025-01-11 23:52:27 来源:88Point
mo xe kinh nghiem chong dich covid 19 o viet namSố ca mắc SARS-CoV-2 tại Ý,ổxẻquotkinhnghiệmchốngdịket qua bong da tottenham Hàn Quốc tăng nhanh từng ngày
mo xe kinh nghiem chong dich covid 19 o viet namHình ảnh những "chiến sỹ áo trắng" ngày đêm chống dịch Covid-19 đã lay động hàng triệu con tim
mo xe kinh nghiem chong dich covid 19 o viet namNhững “chiến sĩ” thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Bản lĩnh chống dịch

Nói về bài học kinh nghiệm điều trị Covid-19 thời gian qua tại Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vui mừng cho biết, có thế thấy Việt Nam có bản lĩnh chống dịch và được rèn luyện từ lâu.

mo xe kinh nghiem chong dich covid 19 o viet nam
Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Theo bác sỹ Cấp, ngay từ khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam, cả các hệ thống chống dịch đã được khởi động từ dự phòng, tổ chức cách ly, truyền thông đến tổ chức hậu cần, nhân sự, điều trị và đây là bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra từ nhiều vụ dịch vừa qua, đặc biệt là dịch SARS năm 2003.

“Một trong những kinh nghiệm sống còn của dịch SARS mà Việt Nam đang áp dụng trong phòng chống Covid-19 là không sử dụng khu cách ly đóng kín mà sử dụng các khu cách ly mở, song vẫn bảo đảm được chất lượng điều trị tốt”, bác sỹ Cấp nêu.

Chuyên gia này phân tích, nếu như ở Trung Quốc, nước bạn sử dụng phương châm “4 tập trung” thì Việt Nam sử dụng phương pháp “bốn tại chỗ" (Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ), phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.

Bên cạnh đó, là việc sử dụng các khu cách ly mở phù hợp với cái điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. “Nếu tại Vũ Hán, hệ thống y tế phải sử dụng phòng áp suất chân không để cách ly do khí hậu lạnh thì tại Việt Nam khi hậu ấm nên chúng ta sử dụng phương pháp cách ly mở, với không gian rộng, thoáng”, bác sỹ Cấp phân tích.

Còn về phác đồ điều trị, theo bác sỹ Cấp, hầu hết kiến thức về bệnh Covid-19 của chúng ta thu nhận được từ các nghiên cứu ở Vũ Hán, cho nên phác đồ điều trị giữa chúng ta và Tổ chức Y tế Thế giới là hoàn toàn thống nhất, không có gì khác biệt. Chỉ có điều khi áp dụng cụ thể trên thực tế thì Việt Nam có những điểm sáng tạo.

Hơn nữa, theo Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc làm tốt công tác thông tin nội bộ cũng giúp cho công tác hỗ trợ điều trị của các tuyến cũng tốt dần lên.

Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Xuân Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương cho biết, trong mùa dịch Covid-19 năm nay, chúng ta may mắn vì hệ thống y tế dự phòng cũng như hệ thống kiểm dịch biên giới của Việt Nam đã hoạt động tích cực từ giai đoạn đầu tiên. Cho nên, số lượng bệnh nhân bị bệnh Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát ngay từ đầu, chỉ có 16 ca.

Cũng theo Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, không phải bỗng nhiên Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng, mà họ đã có sự khảo sát, đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tại Tọa đàm rất nhiều câu hỏi đã được gửi tới các chuyên gia về việc tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng mùa dịch.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc bổ sung Vitamin C là rất cần thiết, song theo PGS.TS. Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia; Vitamin liều cao dạng viên sủi (1.000 mg/ngày) nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sỹ. Vì nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận.

Do vậy, theo chuyên gia này người dân nên ăn đa dạng thực phẩm với số lượng cụ thể trong tháp dinh dưỡng cho người Việt Nam. Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, các chất khoáng như sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.

Với câu hỏi của nhiều người về việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường đề kháng, PGS.TS Bùi Thị Nhung nêu quan điểm, các nghiên cứu cho thấy, nếu như mà chúng ta có một hệ vi khuẩn đường ruột tốt, có lợi sẽ giúp cho chúng ta tăng cường hệ miễn dịch.

Như vậy, theo PGS.TS Nhung, để có một hệ vi khuẩn ứng dụng tốt, điều đầu tiên, chế độ ăn của chúng ta phải hợp lý và cũng có đủ chất xơ. Bởi vì, chất xơ là thức ăn của các vi khuẩn probiotic. Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm lên men mà có probiotic như sữa chua và các sản phẩm lên men khác.

“Chúng ta cũng nên sử dụng đủ lượng rau khuyến cáo cho người trưởng thành, đó là 3-4 đơn vị rau mỗi ngày, tương đương với 3-4 lần ăn rau, để vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất, cũng như là thức ăn do hệ vi khuẩn đường ruột”, chuyên gia này khuyến cáo.

推荐内容