【kqbd tnk】Đầy ắp nghĩa tình trong đại dịch

2,Đầyắpnghĩatigravenhtrongđạidịkqbd tnk4 ha rau của gia đình anh Nghiêm Văn Đức và 2 người em vẫn luôn tươi xanh nhờ sự hỗ trợ tiêu thụ kịp thời của các tổ chức, mạnh thường quân trong đại dịch

2,4 ha rau của gia đình anh Nghiêm Văn Đức và 2 người em ở khu phố 3, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài xanh ngút tầm mắt. Đó là cả gia tài của gia đình tạo dựng được trên đất Bình Phước từ đầu năm đến nay. “Đất này gia đình tôi cùng 2 người em chung vốn thuê và đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để trồng rau. Trước khi dịch bệnh xảy ra, vựa rau này tôi bỏ mối cho thương lái các chợ trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, mỗi ngày trung bình 1 tấn rau các loại” - anh Đức cho biết.

Gia đình anh Nghiêm Văn Đức ở tỉnh Đắk Nông. Sau khi tìm hiểu thị trường, đất đai, đầu năm 2021 anh Đức quyết định chọn Bình Phước lập nghiệp với nghề trồng rau. Vựa rau có 9 loại rau xanh gồm cải, mồng tơi, rau dền… và 7 loại rau gia vị xen canh, gối vụ, cung cấp thường xuyên cho thị trường thành phố Đồng Xoài. Thế nhưng, từ ngày bùng phát dịch Covid-19, có thời điểm, rau tồn không bán được do thực hiện giãn cách xã hội. Vốn đầu tư nhiều, nợ chưa trả hết, trong khi 3 gia đình với hơn chục lao động trước nay đã quen với việc trồng rau nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Anh Đức cũng không thể để “đất nghỉ” bởi còn quá nhiều khoản chi phí đang chờ. 

Anh Đức chia sẻ: “Thực hiện giãn cách xã hội, các chợ nghỉ bán nên rau tồn khá nhiều. Tôi lo lắng vô cùng nhưng chính quyền và người dân nơi đây quan tâm lắm, họ đến và ủng hộ vựa rau khá nhiều. Tôi đến đây chưa lâu, “đất chưa bén hơi người” nhưng khi gặp khó khăn không chỉ phường Tiến Thành mà Hội Nông dân tỉnh, lực lượng thanh niên, các tổ chức từ thiện… cũng đến ủng hộ. Gần đây, một số người được cấp phép ra ngoài, còn đến mua số lượng nhiều, họ phụ cắt rau, chia ra từng bịch rồi tự tay mang đến từng nhà để vừa hỗ trợ vựa rau, vừa giúp đỡ người dân”. 

Với người lao động bình thường, có sức khỏe, trong đại dịch Covid-19 đã phải chật vật mưu sinh thì người mù càng thêm khó. Đó là tình cảnh của chị Phan Ngọc Phượng và anh Nguyễn Văn Sỹ, nhân viên massage Hội Người mù tỉnh. Thực hiện giãn cách xã hội, chị Phượng và anh Sỹ gặp nhiều khó khăn khi không việc làm, không thu nhập. Chị Phượng cho biết: “Mới đầu, cán bộ hội thường xuyên lui tới để đi chợ mua đồ giúp. Nhưng sau đó, tình hình khó khăn quá nên không được tiếp tế liên tục. Sau nhiều ngày xoay xở, lương thực tại chỗ đã cạn, nhờ được kết nối kịp thời, chúng tôi đã được các mạnh thường quân hỗ trợ lương thực, thực phẩm đầy đủ”.

Từng bôn ba nhiều nơi và nhiều năm kiếm sống bằng nghề massage, 2 năm gần đây, chị Phượng mới về Hội Người mù tỉnh làm nghề. Mỗi tháng, thu nhập của chị khoảng hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 chị bị thất nghiệp. Được Tỉnh hội giúp đỡ khá nhiều, chị Phượng chia sẻ: “Những lúc như thế này, có thời gian để ngẫm nghĩ về cuộc đời, tôi chỉ thấy biết ơn thật nhiều. Tôi cảm ơn Bình Phước đã luôn che chở, bảo vệ chúng tôi trước dịch bệnh khó khăn này”.

Cầm một số lương thực thiết yếu do mạnh thường quân mang đến, chị Phượng kể lại: “Có người nào đó vừa gửi cho chị một ít thịt đã được đông lạnh, chắc là của gia đình họ để dành phải không em. Lúc này mà được chia sẻ từng miếng ăn như thế là quý lắm. Chị sẽ không bao giờ quên những ân tình này”. Lúc đó, bất chợt tôi nghĩ, có thể mắt chị không nhìn thấy, cuộc sống phía trước còn khó khăn, nhưng những yêu thương đong đầy như thế đã tiếp thêm nghị lực giúp chị vượt qua đại dịch.    

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
下一篇:Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát