【bd ty le hom nay】Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng đến xuất khẩu

  发布时间:2025-01-09 12:24:38   作者:玩站小弟   我要评论
Doanh nghiệp tìm công nghệ để “nâng chất" cho nông sản xuất khẩu Nâng cao năng lực xuất khẩu nông, l bd ty le hom nay。
Doanh nghiệp tìm công nghệ để “nâng chất" cho nông sản xuất khẩu Nâng cao năng lực xuất khẩu nông,ànhphốHồChíMinhPháttriểnnôngnghiệpcôngnghệcaohướngđếnxuấtkhẩbd ty le hom nay lâm, thủy sản Gia tăng công nghệ trong chế biến cho nông sản xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các DN TPHCM đã xuất khẩu 6 triệu con cá cảnh. 	Ảnh: N.H
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các DN TPHCM đã xuất khẩu 6 triệu con cá cảnh. Ảnh: N.H

Giá trị gia tăng ngày càng cao

Chia sẻ tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tổ chức cuối tuần qua, TS. Phạm Đình Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (AHTP) đã nêu lên những con số đáng giật mình về sự sụt giảm của diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TPHCM những năm qua. Giai đoạn 2010-2015, mỗi năm thành phố giảm 700 ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 mỗi năm giảm thêm 1.000 ha.

Điều bất ngờ là giá trị sản xuất trên mỗi ha đất nông nghiệp tại TPHCM vẫn tăng qua từng năm. Năm 2015, giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 375 triệu đồng/ha/năm. Tính chung cả giai đoạn 2015-2020 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đạt khoảng 500 triệu đồng/ha. TPHCM đang phấn đấu đến năm 2030 đưa giá trị gia tăng trên một đơn vị sản xuất đất nông nghiệp đạt từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực của TPHCM trong việc chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Từ năm 2004 TPHCM đã cho thành lập Khu Nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt (88,17 ha tại Củ Chi) và Trung tâm Công nghệ sinh học (23 ha tại quận 12) với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao phù hợp với sự phát triển nhanh và năng động của một đô thị đứng đầu cả nước. Tính ưu việt của các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa... đã giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu.

Theo đó, nhiều sản phẩm của TPHCM đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, các DN TPHCM đã xuất khẩu trên 56 tấn hạt giống rau và 6 triệu con cá cảnh. Nhờ có nguồn cung lớn và đảm bảo chất lượng, cá cảnh của TPHCM đã xuất khẩu đi 50 quốc gia, trong đó EU chiếm 60%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ, Trung Đông, Nam Phi…

Phát huy vai trò liên kết sản xuất với XK

Theo đánh giá của các chuyên gia, cùng với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, diện tích đất nông nghiệp và nguồn lực con người cho phát triển nông nghiệp của TPHCM ngày càng bị thu hẹp, điều kiện sản xuất cũng ngày càng khó khăn do nguồn đất và nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy, khu công nghiệp xả thải… Điều này đòi hỏi TPHCM phải có định hướng và chính sách phát triển nông nghiệp để tối đa hóa hiệu quả sử dụng những nguồn lực hạn hẹp đó cũng như khai tác tối đa tiềm lực và lợi thế so sánh của địa phương.

TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, đánh giá, trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, TPHCM không có nhiều lợi thế trong công đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống do hạn chế về nguồn lực đất đai và lao động. Ngược lại, TPHCM có lợi thế so sánh nhiều hơn ở các công đoạn trước gieo trồng và sau khi thu hoạch. Cụ thể là ngành sản xuất các nhân tố sản xuất đầu vào như máy móc nông cụ nhờ có ngành cơ khí phát triển; cung cấp giống từ lợi thế có nhiều trường, viện nghiên cứu, trung tâm phát triển giống nông nghiệp. TPHCM cũng có lợi thế ở công đoạn chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ nhờ có ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và là cửa ngõ xuất khẩu nông sản.

TS. Trương Minh Huy Vũ đánh giá, việc tập trung phát triển các công đoạn kể trên sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao cho TPHCM. Bởi các công đoạn trước khi gieo trồng và sau thu hoach thường tạo ra phần lớn giá trị trong chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp và sự đóng góp của những công đoạn này có giá trị ngày càng tăng do sự thay đổi về khoa học công nghệ cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, sự tham gia của thành phố trong các công đoạn này còn đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng, kết nối người nông dân của toàn vùng với thị trường trong và ngoài nước.

TS Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cũng chỉ ra rằng, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Với việc áp dụng khoa học công nghệ, mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể, trong đó tổn thất của lúa gạo đã giảm xuống dưới 10%. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị…

Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng là định hướng của ngành nông nghiệp TPHCM nhằm chủ động thích ứng với bối cảnh quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp rất nhanh. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, TPHCM đặt mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc sản xuất, quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại. Hiện TPHCM cũng đang hình thành chuỗi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Theo đó, thời gian tới, TPHCM sẽ tập trung triển khai một số giải pháp như thống nhất chủ trương, hoàn thiện chính sách; quy hoạch và mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất giống công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao… Đặc biệt, TPHCM sẽ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững; mở rộng thị trường xuất khẩu, khắc phục tình trạng phụ thuộc vào một số đối tác, một số thị trường cụ thể. Việc phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao cũng sẽ được chú trọng thông qua nâng cao chất lượng đào tạo các lĩnh vực liên quan như sản xuất, quản lý, kiểm định, bảo quản sau thu hoạch.

相关文章

最新评论