发布时间:2025-01-10 01:58:43 来源:88Point 作者:World Cup
Kinh Phật ở chùa Từ Đàm
Kinh Phật ô hộc ở chùa vua
Trong mỹ thuật triều Nguyễn,ậtôhộkèo 1-1.5 là gì lối trang trí “nhất thi nhất họa” chỉ dành cho kiến trúc cung đình. Cho nên, nếu xuất hiện ở chùa thì đó phải là những ngôi chùa đặc biệt. “Theo điển chế của triều Nguyễn, không phải kiến trúc nào cũng được khắc thơ, văn. Triều đình không cho phép dân dã trang trí kiến trúc theo lối “nhất thi nhất họa”, mà chỉ những ngôi đại danh lam, quốc tự mới được phép trang trí kiểu này. 'Thi' ở đây là kinh - kệ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông chia sẻ vì sao hiếm chùa có kiểu thức trang trí đề kinh - kệ trong ô hộc.
Hai ngôi quốc tự có kiểu trang trí này là chùa Thánh Duyên ở núi Thúy Vân (xã Vinh Hiền - huyện Phú Lộc) và chùa Thiên Mụ (thành phố Huế).
Chùa Thánh Duyên là một trong những ngôi quốc tự ra đời từ rất sớm tại vùng đất Thuận Hóa trong hành trình Nam tiến của các chúa Nguyễn. Người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này là Chúa Nguyễn Phúc Tần. Trong một lần tuần du qua cửa biển Tư Dung, Chúa đã cho xây dựng ở đây một ngôi miếu thờ Sơn thần và đặt tên núi là Thúy Hoa. Đến đời Minh vương Nguyễn Phúc Chu, Chúa cho xây dựng tại đây một ngôi chùa thờ Phật và đặt tên là Mỹ Am tự. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho trùng kiến chùa và đặt tên là Thánh Duyên tự.
Về hình thức, kinh là văn xuôi, kệ là văn vần, là thơ. Kệ là phần cô đúc lại phần văn xuôi. Kinh kệ là những lời dạy của Đức Phật.
Ở chùa Thánh Duyên, trong số 360 ô hộc ở Đại hùng Bảo điện, có 85 ô khắc chữ Phạn trong các câu mật chú như “Án dạ hồng”, “Án lam”. Có 61 ô hộc chạm khắc các bài kinh thuộc về tư tưởng Tịnh độ, Bát nhã và kinh Pháp hoa; 16 bài thuộc thể tán, thi, kệ.
Phải dùng đèn pin để chiếu rọi, Đại đức Thích Minh Chính - Giám tự chùa Thánh Duyên - chỉ cho chúng tôi những bài kinh được khắc ở Đại hùng Bảo điện chùa Thánh Duyên. Chắc chắn những bài kinh này phải được chọn lọc trong hàng ngàn bài kinh Phật. Ở ô hộc gian bên phải chánh điện là bài kinh chứa đựng tinh thần Bát nhã của Phật giáo Đại thừa, nói đến “Thật tướng” của vạn pháp - đó chính là “Vô tướng” - là cái tướng “Không”. Những gì nhìn thấy bằng mắt, nếu truy ra nguồn gốc thì tất cả những hình tướng đó đều không có tự tánh chân thật, tất cả do nhân duyên tạm bợ, nương gá nhau mà thành. Hết duyên thì tan rã rồi trở về với bản thể chân như vắng lặng:
“Sắc tức thị không/Không tức thị sắc/Thọ tưởng hành thức/Diệc phục như thị”
Dịch nghĩa:
“Sắc chính là không/Không chính là sắc/Thọ, tưởng, hành, thức/Cũng đều như vậy”
Hay ở hành lang chánh điện là bài nói về tư tưởng kinh Pháp hoa:
“Thế Tôn thậm nan tri/Nguyện dĩ bổn từ bi/Quảng khai cam lộ môn/Chuyển vô lượng pháp luân”
Dịch nghĩa:
“Thế Tôn thật khó gặp/Nguyện khởi tâm đại từ/Rộng rưới pháp cam lồ/Chuyển pháp luân vô thượng”
Bài Kệ ở gian giữa trước chánh điện:
“Hiện tại vị lai Phật/Kỳ số vô hữu lượng/Diệc dĩ chư ư tiện/Diễn thuyết như thị pháp”
Dịch nghĩa:
“Chư Phật trong hiện tại và vị lai/Số lượng không thể tính đếm được/Cũng đều dùng mọi phương tiện/Để diễn nói chánh pháp như thế”
Về mặt nội dung, những bài kinh, kệ được chạm khắc trên kiến trúc chùa Thánh Duyên là một cách hoằng dương Phật pháp, nhưng về mặt hình thức, đó là lối trang trí “nhất thi - nhất họa”, trang trí ô hộc.
Kiểu thức trang trí này chúng ta cũng bắt gặp ở điện thờ Địa Tạng - chùa Thiên Mụ. Thuộc vào hàng quốc tự, được xây dựng vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa Thiên Mụ cũng sử dụng hình thức ô hộc để đề thơ. Mà thơ ở đây là của vua Thiệu Trị - một ông vua có biệt tài làm thơ và cũng là vị vua tinh thông giáo lý nhà Phật. 54 ô hộc chạm khắc kinh -thơ ở đây cho thấy ngay cả chùa Thiên Mụ, trang trí ô hộc cũng không được nhiều.
Kinh Phật viết trên vách ở chùa Thiên Mụ
Kinh Phật trên kiến trúc những ngôi tổ đình
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, phải đến thời mạt kỳ phong kiến mới xuất hiện kiểu thức trang trí kinh Phật trên kiến trúc chùa Huế. Có thể thấy hình thức này ở các ngôi tổ đình Từ Hiếu, Từ Đàm và ở các chùa như Diệu Viên, Kim Tiên, Từ Vân. Nhưng không phải chùa nào cũng được sử dụng mà chỉ ở những ngôi tổ đình. Từ Hiếu và Từ Đàm là hai ngôi chùa có sử dụng hình thức đề kinh Phật trên vách.
Có lẽ vẫn tôn trọng qui định của triều đình nên ở các tổ đình chỉ xuất hiện hình thức đề kinh Phật trên vách mà không có lối trang trí “nhất kinh - nhất họa” như ở chùa Thánh Duyên và Thiên Mụ.
Ở chùa Từ Hiếu, bức tường ngay trước chánh điện được dùng viết ba bài kệ được trích ra từ kinh Hoa nghiêm . Theo Thượng tọa Thích Từ Đạo, Giám tự chùa Từ Hiếu thì ba bài này có từ rất lâu, ngay bản thân ông cũng không chắc về thời gian xuất hiện từ khi nào. Trong ba bài thì hai bài còn rõ chữ, một bài nhiều chữ bị nhòe.
Một phần của bài thứ ba:
“... Thập lực công đức vô biên lượng/Tâm ý tư lương sở bất cập/Nhân trung sư tử nhất pháp môn/Chúng sanh ức kiếp mạc năng tri/Thập phương quốc độ toái vi trần/Hoặc hữu toán kế tri kỳ số/Như Lai nhất mao công đức lượng/Thiên vạn ức kiếp vô năng thuyết”.
Dịch nghĩa:
Thập lực công đức của Như Lai vô lượng vô biên/Dùng tâm ý phàm phu suy lường không thể thấu đạt/Pháp môn đệ nhất của bậc Sư Tử trong thế gian/Chúng sanh ức kiếp không thể nào biết hết/Cõi nước ở mười phương dù nhiều như bụi trần/Có thể dùng tính toán cũng biết được số lượng/Một mảy công đức của Như Lai chỉ bằng hạt bụi trên đầu sợi tơ/Muôn vạn ức kiếp cũng không thể diễn nói hết.
Với tổ đình Từ Đàm, đó là những bài kệ được khảm sành sứ ở trên nóc tiền đường và chánh điện. Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trụ trì chùa Từ Đàm - khi trùng tu chùa, hòa thượng đã lấy lại những bài kệ của các ngài Liễu Quán, Nguyên Thiều, Tế Mẫn khảm sành sứ như là một lòng tưởng nhớ đến các vị Thầy tổ.
Bài kệ của Tổ sư Liễu Quán trên nóc chánh điện chùa Từ Đàm:
“Tịch tịch kỉnh vô ảnh/Minh minh châu bất dung/Đường đường vật phi vật/Liêu liêu không vật không”
Dịch:
Lặng lẽ gương không chiếu bóng/Sáng trưng ngọc chẳng thu hình/Rõ ràng vật không phải vật/Mênh mông không chẳng là không. (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử luận, tr.590)
“Cửa Phật đây rồi, tôi thấy tôi…”
Trong kho tàng kinh sách Phật giáo, sau khi đức Phật nhập diệt, những kinh pháp của ngài nói ra được đệ tử tập hợp thành 5 "thời", đó là kinh Hoa nghiêm, kinh A hàm, kinh Phương đẳng, kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa và Niết bàn.
Trong năm thời đó, có nhiều bộ kinh lớn. Ví như bộ kinh Pháp hoa, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Trích dẫn kinh Phật trong kho tàng đồ sộ ấy, có thể chỉ như một hạt cát nhỏ, nhưng điều đó cho thấy tâm ý sâu xa của người xưa, kinh Phật đâu chỉ ở trong sách mà còn ở bên ngoài trang sách, để ai đến chùa, nhìn đâu cũng thấy Phật, thấy được những điều tốt đẹp của con người mình, như nhà thơ Thanh Tịnh đã từng thốt lên “Cửa Phật đây rồi, tôi thấy tôi”.
Tuy nhiên, trở ngại lớn là kinh, kệ khắc trên chùa Huế được viết bằng chữ Hán, rất ít người đọc được. Để hiểu được ý nghĩa của những bài kinh, cần có những bản dịch giúp du khách nhận ra “sức nặng” trong mỗi ngôi chùa Huế. Cùng với những giá trị có thể nhìn ngắm như chữ viết, họa tiết trang trí, một bài kinh, kệ cũng là một lời nhắc con người hướng về nẻo thiện, hành thiện. Nhiều việc thiện nhỏ sẽ thành việc thiện lớn, như biển kia là từ trăm ngàn sông, suối đổ về.
(*) Chú thích: Ngoài Nguyễn Lang, các phần dịch nghĩa khác do Đại đức Thích Không Nhiên
Bài, ảnh: HẠ AN
相关文章
随便看看