搜索

【giải ngoại hạng úc】Phía sau nhà báo nữ

发表于 2025-01-25 22:25:37 来源:88Point

Những mất mát vô hình

Đó là nhận định của một đồng nghiệp nữ với tôi. Thegiải ngoại hạng úco chị, khi phụ nữ làm nghề báo có vài lợi thế đôi khi khiến các nhà báo nam phải ghen tỵ. Đó là mặt nổi ai cũng có thể nhìn thấy, còn cái khó khăn, trở ngại của nhà báo nữ thì vô vàn, không phải ai cũng thấy, cũng biết. Những điều đó chị gọi tên bằng cụm từ “những mất mát vô hình”.

Trong nghề báo, bất lợi của phụ nữ là một thách thức với công việc. Thường xuyên đi công tác xa, thời gian làm việc không ổn định nhưng vẫn phải hoàn thành “việc nước, việc nhà”. Trong công việc, nhà báo nữ vẫn phải chịu định mức, thời gian lao động như các nhà báo nam. Ở gia đình, tôi và đa số nữ đồng nghiệp may mắn có được những ông chồng “đảm đang” để thay thế mình hoàn thành các công việc không tên. Tuy nhiên, dù đảm đang đến mấy, việc hoán đổi vị trí cũng không tròn trĩnh, phụ nữ vẫn phải gánh vác việc nhà.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp tại lễ khai mạc giải vô địch việt dã leo núi toàn quốc mở rộng “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” tại thị xã Phước Long (ảnh minh họa) - SỸ HÒA

Sau một ngày phơi nắng, dầm mưa ở cơ sở, về đến nhà thì nhà báo nữ lao vào công việc không tên của người vợ, người mẹ. Tối đến, họ lại ôm máy tính làm việc. Thức khuya không phải là điều họ muốn vì hại sức khỏe, nhất là với phụ nữ. Nhưng gần như tất cả người làm báo thật sự, đều là những “cú đêm”. Bởi đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất để họ tập trung suy nghĩ, tìm tòi hay viết lách. Và tôi cũng không ngoại lệ. Vào khung thời gian đó, tôi có được sự tập trung cao và thăng hoa nhất trong công việc. Nhưng điều đó cũng vô tình khiến tôi đã đánh mất những giây phút quý báu bên gia đình, con cái. Không chỉ được thế giới xếp là một trong 10 nghề nguy hiểm, thức khuya và tiếp xúc với máy tính hằng đêm nên tôi còn cho rằng nghề báo còn là lao động nặng nhọc đối với phụ nữ. Nặng nhọc bởi thời gian, cường độ, áp lực công việc, môi trường làm việc.

Có thể rất nhiều người “GATO” với nhà báo vì thời gian làm việc của họ linh động, có thể ngồi quán cà phê trong lúc người khác đang làm việc theo giờ hành chính, đi làm mà như đi chơi, được đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người. Nhưng không mấy ai hiểu thời gian làm việc của nhà báo không thể tính bằng giờ hành chính, không phải 8 tiếng một ngày, 40 giờ một tuần theo quy định. Vì họ có thể tác nghiệp bất cứ nơi đâu, họ làm việc trong khi người khác đã chìm vào giấc ngủ, họ phải ngồi viết tin sau khi tan hội nghị mọi người về nhà hoặc ăn uống. Họ hiếm khi được cùng người thân đi dạo phố, rong chơi trong ngày lễ, tết vì phải đi đưa tin các sự kiện. Hay là những bữa cơm gia đình “mồ côi” vợ, mẹ vì họ phải tác nghiệp. Là nhà báo nữ, tôi cảm nhận được phụ nữ làm báo chịu áp lực từ nhiều phía, không chỉ như một viên chức hay một đồng nghiệp nam trách nhiệm với bạn đọc, với xã hội, họ còn phải làm tròn thiên chức của người phụ nữ...

Khóa học không có trong chương trình đào tạo

Bù lại cho những mất mát vô hình, với tôi điều thú vị nhất khi làm báo là được trải nghiệm thực tế sau mỗi chuyến công tác, được hiểu thêm về vùng đất, văn hóa, con người nơi ấy, đó như một chuyến du lịch trải nghiệm. Việc được gặp những người giỏi, thành đạt ở các lĩnh vực trong xã hội, trong quá trình tác nghiệp, nghe chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, cách thức chinh phục những lĩnh vực họ đam mê với tôi là một “lớp học miễn phí” hay và thiết thực nhất, không một trường đại học hay lớp tập huấn nào có thể đào tạo được. Nhờ đó, qua 5 năm làm phóng viên tôi trở thành “google di động”, có thể điểm danh những điểm đến đẹp nhất của Bình Phước. Đúc kết những bài học từ chính nhân vật của mình, tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Nghe con hỏi: “Mẹ ơi, hôm nay cô hỏi sao lâu rồi không thấy mẹ Hạnh Nguyên đưa đón con đi học mà chỉ toàn thấy ba đưa đón con?”, tôi chợt thấy nhói lòng. Vì tôi thường xuyên đi khi mặt trời chưa mọc, về đến nhà khi mặt trời đã lặn, trường lớp đã tan nên việc đưa đón con đi học gia đình tôi thống nhất là lấy thời gian điều độ, đúng giờ của ba làm chuẩn sinh hoạt của con. Những lần hiếm hoi tôi đón con, trên đường về con nói chuyện với mẹ nhưng cứ gọi “ba” theo thói quen. Điều đó khiến tôi trăn trở về việc mình dành thời gian cho con và gia đình chưa hợp lý. Từ đó tôi luôn cố gắng hết mức, thường xuyên đến trường đón con và tôi thấy được niềm vui rạng rỡ trên gương mặt con.

Hơn hết là những hình ảnh đẹp rất đời thường trong những lần tác nghiệp trở thành động lực mạnh mẽ trong cuộc sống cho bản thân tôi. Đó là hình ảnh một cái ôm trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, của nhà báo Thanh Nhị - nữ nhà báo của Báo Quảng Ngãi với 1 người lính trẻ mới xa nhà 2 tháng để làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn. “Cô ơi, nhìn cô con nhớ mẹ con quá. Cô cho con ôm cô một chút để đỡ nhớ mẹ con được không?” - lời đề nghị ngượng ngùng của chàng lính trẻ với nhà báo Thanh Nhị lúc dẫn đoàn công tác của Báo Bình Phước đến thăm và tác nghiệp tại đảo Lý Sơn trong một chiều mưa vào cuối tháng 5-2017. Câu nói ấy, cái ôm ấy của 1 nhà báo với người lính trẻ xa mẹ khiến tôi cảm giác nó mạnh hơn ngàn lời động viên. Và đó là cái ôm ấm áp, có sức mạnh nhất mà tôi từng thấy. Hay cũng tại huyện đảo Lý Sơn, trên đảo Bé, là tấm gương sáng về nghị lực sống của anh Bùi Văn Huệ. Anh bị liệt đôi chân trong một lần đi lặn ở Hoàng Sa. Không chấp nhận tàn tật, anh đã nuôi 4 chú chó làm “lính” kéo xe phục vụ nhu cầu đi lại của mình trên đảo. Và anh tự kiếm tiền nuôi bản thân và mẹ già bằng cách tận dụng chiếc xe được các nhà hảo tâm tặng để chở khách du lịch...

Những hình ảnh, cảm xúc góp nhặt trong quá trình tác nghiệp dù tích cực, tiêu cực hay nguy hiểm đã trở thành nhiên liệu đốt trui rèn cho nhà báo nữ như tôi thêm trưởng thành. Tất cả điều đó tạo nên chất keo kết dính nữ nhà báo với nghiệp cầm bút làm động lực cho họ gắn bó với nghề.

Ngọc Bích

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【giải ngoại hạng úc】Phía sau nhà báo nữ,88Point   sitemap

回顶部