Chăm sóc hoa trong nhà kính tại Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt. Nguồn:Internet TheâmĐồngÁpdụngcôngnghệcaotăngnăngsuấtnôngnghiệgiao hữu các câu lạc bộ hôm nayo ông Hoàng Sĩ Bích, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, việc thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã mở ra một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng với định hướng phát triển sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Hiện Lâm Đồng được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo ông Bích, việc áp dụng công nghệ cao giúp tăng 25 – 30% năng suất các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, từ đó lợi nhuận cũng tăng trên 30% so với doanh thu. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 4 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, gồm có: Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agri VINA, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trường Hoàng, Công ty TNHH Đà Lạt G.A.P. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác mặc dù chưa được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, nhưng cũng đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ hiện đại. Tiêu biểu như: Công ty Lang Bian Farm, Công ty TNHH Liên doanh Organik Đà Lạt, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời… và nhiều DN FDI như Công ty Lacue (Nhật bản) đầu tư sản xuất rau sạch công nghệ cao tại Lạc Dương; Công ty TNHH KBIL VINA (Hàn Quốc) đầu tư sản xuất dâu tây trên giá thể ứng dụng công nghệ cao tại xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương. Các doanh nghiệp này đã đầu tư áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ hiện đại, tiên tiến cho doanh thu rất cao, từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm. Hiện các doanh nghiệp tại Lâm Đồng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ giống của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, công nghệ tưới của Israel, các quy trình canh tác hiện đại, cơ giới hóa trong sản xuất và các công nghệ sau thu hoạch được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Hiện toàn tỉnh có 50 cơ sở sản xuất giống rau hoa áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, diện tích nhà kính nhà lưới đạt trên 4.000 ha, ứng dụng hệ thống tưới tự động trên diện tích hơn 18.000 ha, có 36 doanh nghiệp, tổ chức và 83 cơ sở, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng: GlobalGap, VietGap, Organic, UTZ, 4C, Rainforest với diện tích sản xuất theo các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng đạt trên 40.600 ha trên các đối tượng cây rau, chè, cà phê. |