Hải quan BR-VT: Siết chặt công tác phòng chống dịch Covid -19 tại các cửa khẩu | |
Đề nghị dừng các Lễ hội tôn giáo thường niên để chống dịch Covid-19 | |
Kinh tế ASEAN dễ bị tổn thương trước dịch Covid-19 | |
Thương mại điện tử tận dụng từ dịch Covid-19 |
Đường phố Hà Nội vắng vẻ trong những ngày dịch Covid-19 khiến công ăn việc làm của khu vực lao động tự do chịu nhiều tổn thương nặng nề. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN). |
“Sống dở chết dở” vì dịch
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19,độngtựdochịunhiềutổnthươngtrongđạidịkết quả bóng đá u23 châu á hôm qua các khu chợ tại Hà Nội trầm lắng hơn, song các tiểu thương vẫn kiên trì bám trụ. Không chỉ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do lượng khách sụt giảm đi đáng kể thì những tiểu thương, người phục vụ, bán hàng còn là những người có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19 cao vì phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đến từ nhiều nơi.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, chị Trần Thị Thành chủ một quán cơm trong chợ Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, do tác động của dịch Covid-19, lượng khách đến quán của chị chỉ còn khoảng 1/3. Đối tượng khách của chị Thành hầu hết là các tiểu thương trong chợ, những người buôn bán xung quanh chợ và những lao động phổ thông như bốc vác, xe ôm, phụ hồ quanh khu vực nhưng đến nay bản thân những khách hàng này cũng đang “chết dở” vì không có việc.
Theo chị Thành, sau khi nhận thấy lượng khách giảm hẳn so với mọi khi, chị đã nhanh chóng giảm bớt lượng hàng nhập về, cho nhân viên tạm nghỉ, 3 quán cơm hiện chỉ cùng thuê chung 1 người hỗ trợ vì có ít việc quá, đồng thời cũng cố gắng giảm bớt chi phí đầu vào làm sao để duy trì trả được tiền thuê chỗ cũng như giữ khách. Chị Thành cho biết, vì công việc, vì miếng cơm manh áo chúng tôi vẫn phải cố gắng nhất có thể và tự ý thức đeo khẩu trang để bảo vệ cho mình, cho người khác. Quan sát trong chợ, phóng viên thấy khách rất thưa thớt, khác hẳn không khí tất bật, nhộn nhịp trước đây. Một số kiot đã tạm đóng cửa do quá vắng khách.
“Hà Nội tạm đóng cửa hàng quán sau ngày hôm nay, chị em buôn bán chúng tôi dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thành phố để hạn chế lây lan dịch bệnh. Chúng tôi chỉ mong sau khi hết dịch sẽ có các hỗ trợ thiết thực cho những đối tượng buôn bán nhỏ lẻ như chúng tôi, để chúng tôi có thêm nguồn lực vượt qua khó khăn”, chị Thành chia sẻ.
Trong mùa dịch có rất nhiều đối tượng gặp khó khăn. Nhiều lao động đã phải rời Hà Nội về quê vì không thể kiếm được việc do dịch bệnh các hoạt động đều tạm ngừng.
Đường phố Hà Nội vắng vẻ trong những ngày dịch Covid-19 khiến công ăn việc làm của khu vực lao động tự do chịu nhiều tổn thương nặng nề. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN). |
Thường trực những nỗi lo
Theo quy định, người Việt Nam tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí trị bệnh, người không tham gia BHYT được ngân sách nhà nước chi trả nếu nhiễm Covid-19. Đối với các bệnh nhân bị cách ly, dù là cách ly tập trung hay tại nhà có nhu cầu khám chữa bệnh (KCB), ngoài chi phí đặc trị cho Covid-19 còn những chi phí còn lại của người có thẻ BHYT sẽ được cơ quan BHXH chi trả 100%.
Theo BHXH Việt Nam, quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính Covid-19. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả. Người không có thẻ BHYT thì phải tự thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác.
Trong trường hợp người bệnh tự đi KCB được kết luận không phải áp dụng biện pháp cách ly y tế, người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT. Người không có thẻ BHYT phải tự thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ KCB.
Chính vì vậy, khá nhiều lao động tự do có sẵn bệnh lý nền trong người thường trực một nỗi lo là nếu chưa bị nhiễm mà chỉ thuộc diện bị cách ly tại nhà thôi thì cũng gần như “triệt đường sống”. Theo anh Nguyễn Văn Tới, một người chạy xe ôm tại cổng chợ Nghĩa Tân, nếu như trước đây hàng ngày tôi chạy xe ôm và chạy thêm Grab thì sẽ kiếm đủ tiền để duy trì mua thuốc trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp cũng như tiền sinh sống hàng ngày thì trong 2 tháng trở lại đây, thu nhập của anh Tới đã giảm chỉ còn từ 30-40%.
“Do dịch bệnh nên hầu như người dân đều hạn chế đi ra ngoài đường, lượng khách đi xe ôm cũng giảm. Ngoài ra, bình thường tôi hay được các chủ sạp trong chợ thuê chở hàng hoặc bốc vác hàng khi hàng về thì nay hầu hết các sạp hàng đều giảm bớt lượng hàng do ít người đến mua vì vậy bản thân cánh chở hàng chúng tôi cũng bị giảm hẳn lượng công việc kéo theo đó là thu nhập cũng ít đi rất nhiều”, anh Tới cho biết thêm.
Cũng theo anh Tới, theo dõi các thông tin trên báo đài anh được biết nếu nghi nhiễm hoặc bị nhiễm Covid-19 thì sẽ được nhà nước chi trả toàn bộ chi phí chữa trị, xét nghiệm nhưng đối với những người không tham gia BHXH, BHYT như chúng tôi, việc điều trị các bệnh có sẵn vẫn phải tự túc. Như vậy, chỉ cần bị cách ly tại nhà thôi, những lao động như anh cũng sẽ khó sống bởi làm gì có tiền để chữa bệnh. Không đi làm thì lấy đâu ra tiền ăn.