Vi phạm gia tăng ngay từ đầu năm TheămSiếtchặtkiểmsoáthànghóaviphạmxuấtxứsởhữutrítuệlịch thi đâu cup c1o đánh giá của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2022 đến nay, lợi dụng các chính sách ưu đãi về đầu tư và tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, một số doanh nghiệp đã thực hiện hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa. "Trong quá trình theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm soát, thanh kiểm tra, lực lượng hải quan đã phát hiện nhiều vi phạm về xuất xứ, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; chuyển tải bất hợp pháp... Các đối tượng thường sử dụng các phương thức như lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa để gian lận về số lượng, chủng loại; khai sai, không khai báo trên tờ khai nhãn hiệu của hàng hoá nhập khẩu; nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác hàng hóa xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu…” - một lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chia sẻ. Thậm chí, có doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) nhưng đã tự thiết kế mẫu C/O để cấp cho doanh nghiệp khác xuất khẩu. Điển hình, ngày 19/1, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai kiểm tra lô hàng nhập khẩu của Công ty TNHH MTV XNK QT. Kết quả kiểm tra cho thấy, ngoài một số mặt hàng công ty khai báo như quần áo, giày, ví..., lực lượng hải quan phát hiện một số mặt hàng không khai báo hải quan, có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ.
Mới đây, qua kiểm tra sau thông quan đối với một số thành phẩm kệ các loại xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Panglory (địa chỉ tại Khu công nghiệp Linh Trung III, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh), Cục Hải quan Tây Ninh đã phát hiện doanh nghiệp sử dụng tự chứng nhận xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và in trên nhãn hàng hóa, bao bì các thành phẩm dòng chữ “made in Viet Nam” không đúng theo quy định về xuất xứ hàng hóa. Trước đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (Cục Hải quan Tây Ninh) đã phát hiện, bắt giữ lô hàng giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton của Công ty TNHH SH Logististic (trụ sở tại phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) quá cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài. Với hành vi vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và khai sai so với thực tế về số lượng. Nhiều giải pháp đấu tranh chống gian lận Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, tình hình buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp dự báo sẽ còn tiếp diễn phức tạp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, các quy định về phòng chống dịch được nới lỏng; lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh tăng mạnh... “Công tác đấu tranh với vi phạm về xuất xứ hàng hóa, vi phạm sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà lực lượng hải quan đặc biệt chú trọng trong năm nay” - ông Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu nhấn mạnh. Cụ thể, lực lượng hải quan sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, doanh nghiệp trọng điểm có nguy cơ cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; kiểm soát chặt từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến việc quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan... Theo Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác định xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu; nghiên cứu hoạt động xuất, nhập khẩu của một số doanh nghiệp, từ đó xác định những rủi ro, phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ. Đơn cử, trong năm nay, lực lượng hải quan sẽ tiếp tục tổ chức xác minh và kiểm tra sau thông quan các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường gian lận xuất xứ hạt điều châu Phi với hạt điều Campuchia để hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, năm 2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức của ngành trong việc kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận…/. |