【lịch thi đấu cúp c1 đêm nay】Doanh nghiệp chưa tích cực trong cam kết chống tham nhũng
Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam - TRAC Việt Nam 2017 |
Theệpchưatíchcựctrongcamkếtchốngthamnhũlịch thi đấu cúp c1 đêm nayo báo cáo được công bố tại hội thảo, các công ty tại Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch. Tuy nhiên, việc thực hiện công bố thông tin về chương trình phòng, chống tham nhũng nội bộ của 30 doanh nghiệp lớn nhất được đánh giá còn thấp.
Báo cáo đã đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của VNR500 năm 2015, bao gồm 10 doanh nghiệp nhà nước, 10 doanh nghiệp niêm yết và 10 doanh nghiệp có 100% vốn FDI.
Việc đánh giá được dựa trên ba khía cạnh: Chương trình phòng chống tham nhũng, minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp, cơ chế báo cáo theo quốc gia. Các dữ liệu của báo cáo được thu thập từ các nguồn công khai do chính doanh nghiệp cung cấp, điển hình là các trang thông tin điện tử của công ty.
Cụ thể, liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin về chương trình phòng chống tham nhũng, điểm trung bình của 30 doanh nghiệp được đánh giá chỉ đạt 10% trong đó các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt điểm trung bình 2% (100% là công khai nhiều nhất; 0% là công khai ít nhất). Cụ thể, 7 trong số 30 doanh nghiệp công khai cam kết tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, trong đó có Luật phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, chỉ 4 trên tổng số 30 doanh nghiệp công khai cam kết của lãnh đạo ủng hộ phòng, chống tham nhũng. Điều này gây ra một số băn khoăn, nghi ngại về cam kết của doanh nghiệp trong việc đẩy lùi vấn nạn tham nhũng.
Mặc dù chưa có DN nào đạt được điểm tối đa, báo cáo cũng chỉ ra một số điểm sáng khi có hai doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài đạt điểm trung bình cao nhất là Posco Việt Nam và Cargill Việt Nam; hai doanh nghiệp Việt Nam đạt điểm cao nhất là FPT và Vinamilk.
Liên quan đến minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp, một số doanh nghiệp Việt Nam đạt điểm khá tốt trong đánh giá, trong đó có hai doanh nghiệp đạt điểm tối đa 100%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn về tính minh bạch ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn cầu. Khi doanh nghiệp cam kết công khai, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên; đồng thời tạo ra các tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, nhân viên trong nước và ở nước ngoài thông qua việc nhấn mạnh cam kết và sự ủng hộ của doanh nghiệp đối với những hành vi liên quan đến đạo đức kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc điều hành của tổ chức Hướng tới minh bạch nhấn mạnh: “Chương trình phòng, chống tham nhũng nội bộ là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho các doanh nghiệp khi đối mặt với nguy cơ tham nhũng cũng như rủi ro về mặt pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của doanh nghiệp”.
TRAC Việt Nam 2017 lựa chọn 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo danh sách VNR500 năm 2015, bao gồm: 10 doanh nghiệp niêm yết; 10 doanh nghiệp nhà nước; 10 doanh nghiệp FDI. Theo đó, 10 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất là: Công ty CP FPT, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Hùng Vương, Ngân hàng TMCP Quân đội, Thế giới Di động, Sacombank, Vinamilk, Vimedimex, và Vingroup. 10 doanh nghiệp nhà nước gồm: Mobifone, Tổng công ty Thương mại XNK Thanh Lễ, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. HCM, Agribank, Vinacomin, EVN, Petro Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Viettel. 10 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam, Canon Việt Nam, Cargill Việt Nam, Kureha Việt Nam, Microsoft Mobile Việt Nam, Posco Việt Nam, PouYeun Việt Nam, Saigon STEC, Samsung Electronics Việt Nam, và Unilever Việt Nam. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/485b799212.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。