Các nhà khoa học của Rohinni đã thành công trong việc chế tạo ra loại giấy phát sáng siêu mỏng mang tên Lightpaper,ấyánhsángsẽthaythếđèntrongtươty so mancity có thể in trên các bề mặt và thay thế các bóng đèn chiếu sáng trong nhà. Đây có thể xem là một bước đột phá sánh ngang với sự ra đời của công nghệ in 3D.
Với Lightpaper, ngôi nhà sẽ không cần tới đèn chiếu sáng
Để chế tạo ra loại giấy đặc biệt này, các nghiên cứu đã trộn mực với các bóng đèn LED nhỏ và “in” chúng thành một lớp dẫn điện. Sau đó, họ kẹp lớp này giữa hai lớp khác và làm kín các mối gắn kết. Những đi-ốt siêu nhỏ với kích thước chỉ bằng tế bào máu sẽ được gắn ngẫu nhiên lên trên bề mặt vật liệu. Khi có dòng điện chạy qua các đi-ốt, tờ giấy sẽ phát sáng.
Khi có dòng điện chạy qua đi-ốt, tờ giấy sẽ phát sáng
Theo Nick Smoot - Giám đốc sáng chế của Rohinni - chia sẻ, khác với công nghệ chiếu sáng hiện nay đòi hỏi việc gắn đèn LED vào các bản mạch in, công nghệ mới cho phép “in” ánh sáng lên bất cứ bề mặt nào. Hơn nữa, Lightpaper rất mỏng và dẻo, có thể tùy chọn kích thước và lập trình được, cho phép người dùng thiết lập tùy theo mục đích sử dụng.
Hiện tại, Lightpaper đã được ứng dụng trên một số sản phẩm như giấy dán tường, logo xe hơi, ván trượt… Dự kiến, “giấy ánh sáng” sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng giữa năm 2015.