【lịch thi đấu ngày】Thượng đỉnh G20 cam kết tích cực về chống biến đổi khí hậu
Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới G20 bế mạc tại thủ đô Roma,ượngđỉnhGcamkếttchcựcvềchốngbiếnđổikhhậlịch thi đấu ngày Italia sau 2 ngày họp tuyên bố chung lần đầu tiên ghi nhận các cam kết tương đối mạnh mẽ về chống biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AFP/TTXVN
Diễn ra gần như cùng thời điểm với Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP 26 nên các cuộc thảo luận tại G20 về vấn đề khí hậu được đặc biệt quan tâm, bởi nhóm các nước G20 chiếm đến 80% lượng khí phát thải trên toàn cầu.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau 2 ngày họp, lãnh đạo các nước G20 khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, thể hiện cụ thể bằng mục tiêu đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin trên toàn cầu để đến giữa năm 2022, ít nhất 70% dân số thế giới sẽ được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.
Về mặt chính sách kinh tế, các lãnh đạo G20 cũng đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận về đánh thuế tối thiểu toàn cầu 15% với các tập đoàn đa quốc gia, một cải cách thuế được xem là chưa từng có tiền lệ trong hệ thống tài chính quốc tế, có thể giúp các quốc gia thu về thêm hàng trăm tỉ USD tiền thuế.
Theo đánh giá của giới chuyên gia môi trường, việc G20 lần đầu tiên ủng hộ mục tiêu giữ trái đất không nóng thêm quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, là một bước tiến lớn bởi từ khi mục tiêu này được ghi trong Thỏa thuận Paris về khí hậu năm 2015, nội bộ G20 vẫn có rất nhiều tranh cãi do trong G20 vẫn có những nền kinh tế còn dựa nhiều vào than đá như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Australia.
Ngoài việc cam kết với mục tiêu trái đất không nóng thêm quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ, các lãnh đạo G20 cũng đã đạt được một nhận thức chung quan trọng khác là nhấn mạnh việc cần thiết đạt được mức trung hòa các-bon vào giữa thế kỷ này. Mặc dù không xác định chính xác mốc thời gian đạt mục tiêu này nhưng 17 trong số 20 nền kinh tế G20 đã cam kết đạt mức trung hòa các-bon vào giữa thế kỷ, dao động từ năm 2045 đến năm 2060. Chỉ có 3 quốc gia là Ấn Độ, Indonesia và Mexico là chưa đưa ra cam kết. Cuối cùng, các nước G20 cũng đã cam kết chấm dứt việc hỗ trợ tài chính cho các dự án điện than tại các quốc gia nằm ngoài nhóm G20.
Điều quan tâm là Mỹ đã tham gia trở lại Hiệp đinh Paris về biến đổi khí hậu. Việc Mỹ quay trở lại tuyến đầu chống biến đổi khí hậu chính là nhằm thực hiện cam kết của Tổng thống Biden đó là Mỹ đang lấy lại vai trò lãnh đạo của mình trong các vấn đề quốc tế, như biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu và giảm nhẹ đại dịch. Tuy sự trở lại của Mỹ nhận được phản ứng tích cực từ hầu hết đồng minh và đối tác, nhưng giới phân tích cho rằng việc thực hiện cam kết hiệu quả mới là vấn đề cốt yếu giúp Washington củng cố uy tín trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề quốc tế đáng quan tâm khác.
Trung Quốc cũng đang thể hiện những nỗ lực và cam kết nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Trong phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 30-10, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi “G20 nên duy trì nguyên tắc về các trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt” trong việc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đồng thời hối thúc các nước phát triển “nêu gương” trong vấn đề giảm phát thải, xem xét đầy đủ các khó khăn và mối quan tâm đặc biệt của các nước đang phát triển, thực hiện các cam kết tài trợ về khí hậu và hỗ trợ các nước đang phát triển về công nghệ và nâng cao năng lực.
Mặc dù chưa thể coi là một đột phá quan trọng nhưng theo giới quan sát, kết quả đạt được tại G20 cũng đã là một cam kết tích cực ngay trước khi COP 26 chính thức khai mạc.
NGUYỄN TẤN tổng hợp