游客发表
发帖时间:2025-01-25 16:02:24
Nhanh và hiệu quả trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,ĐổimớisắpxếpdoanhnghiệpnhànướcPhảibắtđầutừthểchếkết quả trực4 nghìn tỷ đồng Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước |
Các DNNN, trong đó có lĩnh vực hàng không, đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ khối DN tư nhân và DN FDI. Ảnh: ST |
Quy định chưa cụ thể, chưa tạo tính chủ động
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến tháng 10/2024, đã có 106 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại DN; thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 DN do Nhà nước đầu tư trực tiếp (F1) với tổng giá trị phần vốn nhà nước là 145 tỷ đồng, thu về 157 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN đã thoái vốn tại 3 DN cấp 2 (F2) với giá trị 40,9 tỷ đồng, thu về 182 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, một trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng trao cho doanh nghiệp quyền tự chịu trách nhiệm quản lý vốn và hoạt động đầu tư kinh doanh. Đồng thời cần tách bạch triệt để giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN song song với việc tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu là Nhà nước. |
Trong các tham luận tại hội thảo khoa học về nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, công tác sắp xếp, đổi mới DNNN đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực có tính nền tảng, ứng dụng công nghệ cao, mang tầm chiến lược và có khả năng tạo động lực, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực khác phát triển…
Tuy nhiên, chính sách quy định quản lý đối với DNNN còn bất cập khiến công tác này vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Còn có những DNNN có tồn đọng tài chính, đầu tư kéo dài gây lãng phí, thiệt hại lớn, hiệu quả thu về không cao.
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân là do phạm vi điều chỉnh của Luật 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (Luật 69) chưa bao gồm nội dung cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN. Trong khi đó, việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN chủ yếu thực hiện dưới hình thức cổ phần hóa và bị điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ và một số quy định đã được thực hiện trong thời gian dài, có tính ổn định.
Hơn nữa, việc đầu tư vốn nhà nước (bao gồm cả việc bổ sung và rút vốn) tại doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể, chưa tạo tính chủ động, kịp thời, linh hoạt như việc đầu tư vốn vào Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines), các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, Công ty đường sắt đô thị số 1 TPHCM…
Quá trình hoạt động của các DN F1 có tiến hành cơ cấu lại các DN có vốn góp theo hình thức cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất các DN F2 lại chưa có quy định về quyền, trách nhiệm của DN có vốn nhà nước đầu tư đối với các DN có vốn góp. Một số chính sách đặc thù liên quan đến quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN còn phân tán, chưa tập trung trong Luật 69...
Với thực trạng trên, mới đây, việc đầu tư bổ sung vốn cho Agribank và Vietcombank đã và đang phải trình Quốc hội thông qua, nhưng lượng vốn dự kiến bổ sung vẫn bị đánh giá là chưa đủ để các ngân hàng theo kịp một số ngân hàng tư nhân và các ngân hàng trong khu vực.
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban Triển khai tái cơ cấu của Vietnam Airlines, từ đầu năm 2020, năng lực tài chính của các hãng hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Dù đã có gói hỗ trợ thanh khoản quy mô 12.000 tỷ đồng nhưng vẫn cần tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ khó khăn và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vietnam Airlines.
Thoái vốn cần gắn với phương án tăng vốn cho DN
Một trong những giải pháp Vietnam Airlines đề nghị là phải quyết liệt đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN trong ngành hàng không như Vietnam Airlines, nhưng việc thực hiện thoái vốn nhà nước cần gắn với phương án tăng vốn của DN để đáp ứng nhu cầu tài chính của DN, tạo nền tảng vững chắc cho DN phát triển bền vững.
Đồng thời cần xây dựng thể chế, chính sách cho nhóm các DNNN nòng cốt và mang thương hiệu quốc gia, đặc biệt là các DNNN chịu sự cạnh tranh từ quốc tế như lĩnh vực vận chuyển hàng không, năng lượng, viễn thông… cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án, chương trình hoạt động cụ thể; tái cấu trúc mô hình tổ chức, tinh gọn bộ máy, đổi mới chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DNNN...
Về vấn đề này, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề nghị cần hoàn thiện các tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn trong giai đoạn sắp tới; đồng thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước, đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN… để đáp ứng yêu cầu phát sinh thực tiễn.
Hiện nay, Chính phủ đã hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội để thảo luận và cho ý kiến vào ngày 23/11/2024. Dự thảo Luật được đánh giá là có nhiều quan điểm mang tính đột phá, “cởi trói” cho hoạt động của các DN có vốn đầu tư của Nhà nước.
Theo ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên HĐTV (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN), PVN có nhiều hoạt động đầu tư ra nước ngoài nên kỳ vọng Luật mới có quy định phân cấp cho DN được chủ động quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo các thủ tục này có thể rút ngắn để tận dụng các cơ hội một cách tốt nhất.
Đồng tình với quan điểm này, theo ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, dự thảo Luật đã tách bạch giữa chức năng quản lý và cơ quan chủ sở hữu, cũng như tách bạch giữa chức năng quản lý và quản trị của DN cũng như phân cấp, phân quyền cho DN được chủ động trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh... giúp thúc đẩy hiệu quả công tác đổi mới, sắp xếp DNNN.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接