Sản phẩm phái sinh được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao và tính thanh khoản tốt. Ảnh: N.Hiền Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam,ềutháchthứctrongtriểnkhaisảnphẩmpháisinhtạiViệtrực tiếp u19 châu âu đồng thời ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5-5-2015 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42 để đưa vào vận hành trong năm 2017 với sản phẩm ban đầu là hợp đồng giao sau (futures) chỉ số và hợp đồng giao sau trái phiếu Chính phủ.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng Khoa Tài chính – ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa trên các trạng thái chứ không nhất thiết phải nắm giữ các tài sản vật chất, điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều các chi phí liên quan đến giao dịch, lưu trữ và chi phí cơ hội, hoặc có thể vượt qua các rào cản về vốn.
Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Ngọc Thơ, ĐH Kinh tế TP.HCM, để đảm bảo các chứng khoán phái sinh được triển khai một cách thành công và thị trường vận hành ổn định và phát triển sẽ là một thách thức vô cùng to lớn cho những chủ thể tham gia, gồm có nhà hoạch định chính sách, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và cả các nhà đầu tư cá nhân. GS Thơ đặt ra một số vấn đề về điều chính chính sách và các giải pháp có liên quan để đảm bảo thị trường chứng khoán phái sinh được triển khai và đi vào hoạt động một cách thành công.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng chỉ ra rằng, nếu không đảm bảo tính minh bạch và công tác quản lý không chặt chẽ, thị trường phái sinh rất dễ dẫn tới những rủi ro đổ vỡ hệ thống, từ đó ảnh hướng xấu tới cả hệ thống tài chính.
Từ câu chuyện về quá trình phát triển của sản phẩm phái sinh chứng khoán ở Trung Quốc, TS Phùng Đức Nam, Phó Trưởng bộ môn Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính – ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, thống nhất quản lý và khung pháp lý cũng như hạn chế để bong bóng phái sinh tăng quá mức gây tổn hại đến nhà đầu tư còn ít hiểu biết là những vấn đề mà tất cả các bên liên quan đến thị trường chứng khoán cần quan tâm để tránh vết xe đổ của Trung Quốc trong các giai đoạn thử nghiệm trước 2010.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trưởng bộ môn Tài chính quốc tế - ĐH Kinh tế TP.HCM lại cho rằng nền nông nghiệp Việt Nam và người nông dân đang đứng trước quá nhiều bất định phía trước. Trong bối cảnh đó, một trong những công cụ chính sách thích hợp là nhà nước cần triển khai sàn giao dịch nông sản giao sau ở Việt Nam. Sự cần thiết của việc triển khai công cụ phái sinh thông qua các hợp đồng giao sau càng trở nên cấp thiết hơn khi mà tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người nông dân. Do đó, PGS Trang cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá cho nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Hội thảo do Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức nhằm ghi nhận các ý kiến từ các nhà khoa học, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, từ đó đề xuất, kiến nghị với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ trong việc triển khai sản phẩm, điều tiết thị trường và các vấn đề về chính sách điều hành. |