Nhiều cửa hàng xăng dầu mở cửa trở lại sau khi giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít |
TP.Hồ Chí Minh: Không để tình trạng găm hàng,ảicânnhắckỹkhidùngthuếđểđiềuchỉnhgiáxăngdầthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá boyacá chicó tăng giá xăng dầu để trục lợi |
Điều chỉnh các chính sách thuế cần được xem xét thận trọng |
Điều hành giá xăng dầu theo tín hiệu thế giới
Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng từ đầu năm đến nay do giá xăng dầu thế giới luôn giữ ở mức cao. Theo Bộ Tài chính, từ đầu năm 2021 đến nay, giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục thay đổi khó lường, trong đó có những đợt tăng, giảm với biên độ khá lớn.
Ở trong nước, để giảm thiểu ảnh hưởng do sự biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới đối với giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công thương - Tài chính đã sử dụng hiệu quả Quỹ Bình ổn giá, đảm bảo phù hợp với quy định. Theo đó, giá xăng dầu trong nước đã có mức tăng thấp hơn mức tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Cụ thể, từ cuối tháng 11/2021 đến nay, liên bộ đã 7 lần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước để phù hợp với diễn biến giá xăng dầu trên thế giới (bao gồm điều chỉnh giảm và điều chỉnh tăng).
Phải cân nhắc kỹ khi dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu. Ảnh: TL. |
Về chính sách thuế, cơ cấu thuế, phí và các yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, theo Bộ Tài chính, hiện hành, các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu gồm: thuế nhập khẩu (đối với xăng dầu nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với xăng) và thuế bảo vệ môi trường (không thu phí, lệ phí đối với xăng dầu), đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn của Việt Nam. Các chính sách thuế đang thực hiện theo quy định và các cam kết quốc tế.
Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá bán xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 45 - 60% (ngoại trừ một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn), trong khi đó, đối với nước ta, tỷ trọng thuế đối với xăng khoảng 38% và đối với dầu khoảng 20%.
Qua theo dõi giá xăng dầu tại một số quốc gia, giá xăng dầu của nước ta hiện đang thấp hơn so với mặt bằng chung của nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu của Global Petrol Prices ngày 31/1/2022, giá xăng của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc là 26.611 đồng/lít, Lào là 30.665 đồng/lít và Campuchia là 26.184 đồng/lít.
Tại Việt Nam, giá xăng E5 Ron92 bán ra trên thị trường trong nước ngày 7/2/2022 là 23.590 đồng/lít và xăng Ron95 là 24.360 đồng/lít, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng giá xăng chung của các nước trong khu vực cũng như mức bình quân trên thế giới (28.062 đồng/lít).
Liên quan đến chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan theo dõi sát sao diễn biến giá xăng dầu trên thị trường trong nước và thế giới để nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp với bối cảnh và thực tiễn hiện nay.
Không nên tính các giải pháp về thuế thời điểm này
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, một số chuyên gia kinh tế, nhà quản lý cho rằng, hạn chế dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu, vì phải tính toán đến cân đối ngân sách.
Theo TS. Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing, nếu dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dễ tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế, bởi vì có những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu và những lĩnh vực dùng ít hơn. Khi Nhà nước đã ban hành các sắc thuế thì phải đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc dùng thuế để can thiệp vào giá thị trường nên hạn chế.
Theo ông Nguyễn Văn Hiến, giá thị trường thế giới tăng thì giá trong nước cũng phải tăng theo. Nhà nước không thể nào tạo bức tường chắn như “con đê” ngăn cho giá trên thị trường thế giới tác động đến giá trong nước được. Việc điều hành giá xăng dầu vẫn phải theo thị trường, nếu dùng các biện pháp phi thị trường để can thiệp nhiều sẽ bóp méo thị trường và sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế.
Ví dụ như xu hướng giá xăng dầu tăng thì theo nguyên tắc của thị trường, bắt buộc người dùng từ doanh nghiệp đến người dân sẽ phải tiết giảm tiêu dùng xăng dầu hoặc phải chuyển hướng sử dụng các nguồn thay thế khác. Nếu vẫn giữ mặt bằng giá xăng dầu thấp thì sẽ không khuyến khích việc tiết kiệm, tiết giảm nhu cầu tiêu dùng xăng dầu mà làm cho nó bị lệch lạc, không tốt về lâu dài đối với nền kinh tế.
“Quan điểm của tôi là vẫn phải cho giá xăng dầu điều chỉnh tiệm cận dần theo giá thế giới, nhưng không nên để bị tác động một cách quá mức đột ngột dẫn đến cú sốc từ bên ngoài. Về việc dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu, thực tế thuế được xem là một công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước nên cũng có thể dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, xăng dầu cũng là một mặt hàng kinh doanh bình thường cho nên phải theo quy luật của thị trường. Giảm thuế giống như một khoản trợ cấp nên nếu dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dễ tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế” - TS. Nguyễn Văn Hiến phân tích thiệt hơn.
Đáng chú ý, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh, ngân sách đang rất căng thẳng và khó khăn cho nên việc doanh nghiệp và người dân chia sẻ với khó khăn với Nhà nước là một điều rất hợp với lẽ phải và bình thường. Điều quan trọng là sự điều hành linh hoạt, hài hòa lợi ích giữa các bên để làm sao chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra. Đó mới là vấn đề cần phải thống nhất cao từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương và người dân.
Chuyên gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long cũng đồng tình cho rằng, không nên tính đến các giải pháp về thuế để giảm giá xăng dầu trong thời điểm này, vì phải tính toán đến cân đối ngân sách. Ông cho rằng, đối với đề xuất giảm thuế xăng dầu, cơ quan chức năng cần xem xét, cân nhắc nhưng phải tính toán đến cân đối ngân sách, để vừa đảm bảo nguồn thu và nhiệm vụ chi trong thời gian tới. Việc sử dụng linh hoạt các giải pháp đã giảm thiểu sự tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
“Với vai trò là cơ quan quản lý giá xăng dầu, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nhằm điều hành giá trong nước nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Việc sử dụng linh hoạt các giải pháp đã giảm thiểu sự tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19” - TS. Ngô Trí Long khẳng định./.
Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu xăng dầuBài toán đặt ra là làm thế nào để giảm giá xăng dầu, tránh ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế còn đang “đuối sức” do dịch Covid-19, theo ông Ngô Trí Long, có 2 “van” điều tiết giá xăng dầu, đó là thông qua Quỹ Bình ổn giá và thuế. Điều hành quỹ cần linh hoạt vì có thời điểm nhiều doanh nghiệp kinh doanh đầu mối cũng âm quỹ do chi quá nhiều. Đối với điều tiết về thuế, cũng cần phải được tính toán, cân nhắc, bởi giảm thuế sẽ gây áp lực lên nguồn thu ngân sách. Mặt khác, để giảm thuế cần trình cấp có thẩm quyền xem xét nên không thể quyết trong trước mắt ngay được. Khi giá xăng dầu biến động, ông Ngô Trí Long cho rằng, các bộ, ngành cũng phải cùng vào cuộc, ví như vai trò của Bộ Công thương - cơ quan quản lý mặt hàng xăng dầu, cần phải làm tốt công tác dự báo giá xăng dầu, từ đó có kịch bản điều hành phù hợp, tránh bị động. Cùng với đó, cần phải chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường, tăng cường thanh tra kiểm tra. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần vào cuộc, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách./. |