当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định porto】Hoàn thiện quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

【nhận định porto】Hoàn thiện quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

2025-01-24 22:28:55 [Thể thao] 来源:88Point
Tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương dài 50 km do nhà nước đầu tưhiện tạm dừng thu phí từ 1/1/2019.

Ngày 9/10,ànthiệnquyđịnhvềthuphísửdụngđườngcaotốcdoNhànướcđầutưnhận định porto Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8487/VPCP – KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với đề nghị của Bộ Tài chínhtại văn bản số 171/TTr-BTC ngày 29/9/2020 về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: GTVT, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp.HCM khẩn trương có ý kiến về đề xuất của Bộ Tài chính, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 24/9/2020. Bộ Tư pháp khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ dự ánNghị quyết theo đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các Bộ, cơ quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để rà soát, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm thống nhất với các nội dung dự án giao thông đường bộ (sửa đổi) Chính phủ đã báo cáo Quốc hội; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2020.

Trước đó, vào ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký tờ trình số 171/TTr – BTC chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo 2 phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Với phương án 1, Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá. Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc theo hướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do địa phương quản lý.

Như vậy, với phương án này, dịch vụ sử dụng đường cao tốc (kể cả cao tốc do Nhà nước và doanh nghiệpđầu tư) đều áp dụng thống nhất phương thức thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá).

Tại phương án 2, Chính phủ sẽ kiến nghị  Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Với phương án này, Chính phủ sẽ kiến nghị  Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiết 1.1 điểm 1, Mục V, Phần A Danh mục phí, lệ phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí gồm phí sử dụng đường bộ sẽ do Bộ Tài chính quy định và phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ do Chính phủ quy định.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính nghiêng hẳn về phương án 1 - quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.

Theo Bộ Tài chính, việc thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh... qua đó giúp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.

“Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc (theo pháp luật về phí, lệ phí) tại phương án 2 thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ, do theo quy định tại Điều 3 Luật Phí và lệ phí thì mức phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này đi ngược với nguyên tắc khi kêu gọi vốn xã hội hóa là mức giá dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư”, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện và tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng “phí chồng phí”, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân như hiện nay.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, dẫn tới mất nguồn thu ngân sách phục vụ công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến TP.HCM - Trung Lương, làm hư hỏng tài sản quốc gia, cũng như đóng góp nguồn ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong khi đó, hiện số tiền phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng là chưa đáp ứng nhu cầu bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý; không có kinh phí cho đầu tư xây dựng mới đường bộ. Với định mức bảo trì rất cao, việc bảo trì 123 km cao tốc miễn phí (thời điểm tháng 9/2019) và khoảng 200 km (sau khi tuyến La Sơn - Túy Loan đưa vào khai thác cuối năm 2020) đang là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước.

Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Bắc – Nam do Nhà nước đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và được triển khai thu phí thì số thu được sẽ rất lớn, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để bảo trì các tuyến cao tốc hiện có tốt hơn cũng như đầu tư xây dựng thêm các tuyến cao tốc mới.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读