【keonhaccai】Điều trị nghiện là một quá trình phức tạp, lâu dài
Ông Nguyễn Xuân Lập,Điềutrịnghiệnlàmộtquátrìnhphứctạplâudàkeonhaccai Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2018, UBND các tỉnh, thành phố đã tập trung chỉ đạo triển khai công tác cai nghiện theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện. Thực hiện chuyển đổi các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ, các địa phương đã sắp xếp, quy định hoạch, chuyển đổi cơ sở cai nghiện bắt buộc thành cơ sở điều trị tự nguyện, cơ sở đa chức năng.
Đến tháng 6/2018, cả nước còn 120 cơ sở cai nghiện ma túy (trong đó: 105 cơ sở công lập và 15 cơ sở dân lập), giảm 25 cơ sở. Tại các cơ sở cai nghiện, hiện có 34.620 học viên đang thực hiện điều trị cai nghiện. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số người được tiếp nhận, tư vấn, điều trị, cai nghiện tại các cơ sở là 6.438 học viên, trong đó: cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án là 3.230 học viên, cai nghiện tự nguyện tại cơ sở công lập là 1.200 học viên, cai nghiện tại cơ sở tư nhân là 610 lượt học viên; quản lý tại cơ sở xã hội 1.398 học viên (trung bình quản lý từ 15-30 ngày).
Bên cạnh đó, hiện cũng có 28 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện. Tuy nhiên, mới chỉ có 6 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng với số người được cai nghiện là 1.834 người. Còn tại các cơ sở quản lý sau cai hiện cũng đang quản lý 412 đối tượng và tại nơi cư trú hiện đang quản lý 22.937 người, tăng 2.230 người so với năm 2017. Về điều trị thay thế dạng Methadone, đến nay có 52.996 người được điều trị, riêng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội điều trị cho 3.240 người.
Theo ông Nguyễn Xuân Lập, hiện nay công tác điều trị, cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy là một công việc khó khăn và phức tạp, lâu dài. Một số cấp ủy, địa phương vẫn còn tồn tại quan điểm cần phải đưa hết người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chưa thống nhất thật sự về quan điểm đối với người nghiện. Hiện các cơ sở cai nghiện bắt buộc được xây dựng đã nhiều năm nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để phù hợp với yêu cầu chuyển đổi; số người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng giảm dần do: người nghiện và gia đình họ không tự khai báo và đăng ký cai nghiện, không hợp tác tổ chức cai; cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí cho cho cai nghiện tại cộng đồng để tổ chức các điểm tư vấn, điều trị cắt cơn, điều trị Methadone; cán bộ Tổ công tác cai nghiện chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản.
Bên cạnh đó, công tác quản lý sau cai theo Luật Phòng, chống ma túy tại cơ sở quản lý sau cai nghiện chủ yếu là quản lý hành chính, chưa có các biện pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người nghiện trước khi về cộng đồng. Thực tế, việc kéo dài thêm 2 năm quản lý sau cai trong Trung tâm chỉ càng làm tăng thêm khó khăn, rào cản khi người nghiện về lại cộng đồng. Quản lý sau cai tại nơi cư trú, thực tế rất khó và không quản lý được, không có nhân sự hỗ trợ, giúp đỡ đối với người sau cai nghiện ở cộng đồng. Ngoài ra, việc nhân rộng các bài thuốc điều trị, cai nghiện cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí mua thuốc còn cao hơn các loại thuốc khác, trong khi Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ người nghiện ma túy tại cộng đồng.
Khắc phục những khó khăn hiện có, trong 6 tháng cuối năm 2018, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan và địa phương đề xuất nội dung sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy và Luật xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực cai nghiện ma túy; hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tăng cường quản lý người sử dụng, người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy đến năm 2025; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực để thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy; tiếp tục chỉ đạo địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, triển khai cập nhật dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội vào phần mềm và bàn giao lại cho địa phương để cập nhật...
Theo Tiengchuong.vn