Cơ hội để hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học
Phát biểu tại Hội thảo,áttriểnđượccôngnghệbándẫnsẽnângtầmđượcvịthếđấtnướtile keo88 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Nếu phát triển được lĩnh vực công nghệ bán dẫn, chúng ta sẽ nâng tầm được vị thế của đất nước. Câu chuyện này không phải của một lĩnh vực sản xuất bình thường. Đây là trách nhiệm, sứ mệnh và không được để lỡ nhịp này. Từ đó chúng ta có diện mạo mới".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu: "Chúng ta đã nhiều lần đề cập tới việc giáo dục đại học chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực phát triển công nghệ, kỹ thuật. Hội thảo sẽ là cơ hội để chúng ta tìm giải pháp cho vấn đề này. Nếu phát triển được nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực này, các chỉ số công bố khoa học, phát minh sáng chế, tiềm lực về khoa học và tiềm lực về đào tạo của hệ thống các trường... sẽ gia tăng. Đây là cơ hội hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học, đặc biệt là các trường kỹ thuật và công nghệ".
Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT ý thức sâu sắc trách nhiệm, sứ mệnh của ngành và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số 1 trong các chỉ đạo chuyên môn của giáo dục đại học, trước hết là trong năm 2024, tiếp đến là các năm sau đó.
"Đây là ngành mới, chúng ta không thể phát triển bằng kinh nghiệm cũ, thói quen cũ, cách làm cũ mà cần có cách làm và tầm nhìn mới mẻ. Trước mắt là những giải pháp về mặt thể chế: Cần đề xuất những tầm giải pháp cao hơn như Nghị quyết của Chính phủ, của Quốc hội. Với các trường đủ quyết tâm, có khả năng thì sẵn sàng cho tuyển sinh sớm", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư và quy chế đặc biệt. Cụ thể, thu hút chuyên gia, liên kết đào tạo...; tạo niềm tin, chỗ dựa pháp lý và chỉ đạo các trường thực hiện. Với các thành tố của đào tạo, Bộ trưởng cho rằng, các trường cần nghĩ đột phát hơn nữa. Đồng thời, phải phát triển cả nghiên cứu và đào tạo, hướng đến tương lai có ngành công nghiệp bán dẫn riêng của Việt Nam và cung cấp nguồn nhân lực cho nước ngoài.
Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì xây dựng một kế hoạch để phát triển. Tương lai có một bộ phận điều hành để điều phối về nhân lực, cơ sở vật chất chung. Thậm chí cần chia sẻ chương trình đào tạo để giảm bớt thời gian biên soạn chương trình. Bộ sẽ chỉ đạo để trong thời gian sớm nhất hoàn thành chuẩn chương trình đào tạo cho các nhóm ngành đào tạo này theo cơ chế đặc biệt.
Với chủ trương này, trường đại học nào có quyết tâm và giải pháp đúng trường ấy sẽ có sự bứt phá; trường nào tham gia không đủ quyết tâm, giải pháp sẽ bị bỏ lại phía sau và khoảng cách giữa các trường sẽ còn gia tăng.
Hình thành liên minh đại học đào tạo lĩnh vực công nghệ bán dẫn
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch. Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này, không ai khác chính là các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chủ yếu.