【tphcm fc】Đầu tư vào các trường đại học công lập vẫn phụ thuộc nhiều vào NSNN
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:38:48 评论数:
Đó là nội dung thảo luận của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hiệu lực,Đầutưvàocáctrườngđạihọccônglậpvẫnphụthuộcnhiềuvàtphcm fc hiệu quả chi NSNN cho giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ở Việt Nam”, do Học viện Tài chính phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu Tài chính công của Pháp tổ chức ngày 14/6, tại Hà Nội.
Khó khăn trong phân bổ ngân sách công bằng
Theo TS. Trịnh Tiến Dũng - nguyên trợ lý Tổng giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, xét về mặt công bằng, chính sách của Việt Nam khá tốt, cụ thể trong giai đoạn 2017 - 2020, ngân sách đã dành ưu tiên chi hỗ trợ học sinh vùng cao và hải đảo cao hơn 2,3% so với vùng đồng bằng. Các địa phương cũng đã bố trí ngân sách trên 20% chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chính sách vẫn còn những tồn tại, như chi tiêu trung bình cho một học sinh ở cả 4 cấp học (từ mầm non đến THPT) trên toàn quốc thấp hơn Đồng bằng sông Hồng, đạt 98,83%; gánh nặng tài chính giáo dục với các hộ gia đình, hạn chế cơ hội học tập của học sinh nghèo...
TS. Trịnh Tiến Dũng cho rằng, xét về tổng thể, quy mô ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo quá nhỏ, do quy mô GDP của Việt Nam thấp. Ví như: Mức chi tiêu công tại Việt Nam năm 2013 cho một học sinh tiểu học theo hình thức PPP chỉ là 1.108 USD trong khi số tiền này của học sinh Malaysia và Thái Lan lần lượt là 4.074 USD và 3.800 USD. Điều này chắc chắn gây khó khăn cho việc phân bổ ngân sách cho giáo dục một cách công bằng.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũng có tác động tiêu cực đến việc tiếp cận giáo dục công bằng. Ngay cả khi học sinh vùng khó khăn được miễn học phí, được trợ cấp bữa trưa, nhà ở… nhưng nếu đường đến trường xa và khó đi, thì tỷ lệ bỏ học vẫn ở mức cao.
TS. Trịnh Tiến Dũng tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục vẫn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc. Cho đến nay các chỉ tiêu phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý.
Ngoài ra, hệ thống giám sát và quản lý chi tiêu giáo dục còn yếu, vai trò điều phối của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị suy giảm, khi chỉ nắm gần 6% nguồn chi NSNN cho giáo dục, thách thức việc giám sát và quản lý chi tiêu giáo dục một cách hiệu quả.
Nói về hạn chế trong cơ chế đầu tư từ NSNN cho giáo dục đại học tại Việt Nam, PGS.TS Vũ Cương - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, đầu tư vào các trường đại học công lập vẫn phụ thuộc nhiều vào NSNN, mặc dù nguồn này không đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư. Trong vòng 3 năm liên tiếp (2012 - 2014), vốn trong nước chiếm 96% quỹ đầu tư vốn cho trường đại học và chỉ giảm đáng kể vào năm 2015, nhưng vẫn ở mức cao gần 90%.
Cơ chế phân bổ vốn đầu tư hiện nay đang không đảm bảo cả về tính công bằng, minh bạch và chọn lọc dự án mang tính hệ thống. Không có sự gắn kết giữa số sinh viên nhập học và chi đầu tư từ NSNN; tăng cường tính hiệu lực của đầu tư chưa được dùng làm tiêu chí thẩm định và lựa chọn dự án. Ngoài ra, chi phí bảo trì hàng năm (tính bền vững) chưa được làm rõ và tính toán thành một dòng chi phí tách biệt trong kế hoạch tài chính hàng năm của các trường.
“Như vậy, phân bổ vốn đầu tư vẫn được thực hiện theo thông lệ truyền thống, có sự không rõ ràng giữa khái niệm “tự chủ đại học” với “không nhận NSNN cấp”. Các trường vẫn đang dùng nhiều cách khác nhau để vận động các bộ, ngành thông qua các đề xuất dự án của mình” - PGS.TS Vũ Cương cho biết.
Giải pháp hiệu quả chi NSNN cho giáo dục
TS. Trịnh Tiến Dũng cho rằng, cần cải thiện hệ thống thống kê tài chính giáo dục để cung cấp đầy đủ thông tin và bằng chứng cho phép các cơ quan có thẩm quyền và xã hội giám sát và giám sát tốt hơn việc huy động, sử dụng ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là ở cấp địa phương. Tăng cường kỷ luật báo cáo và thống kê về chi tiêu ngân sách cho giáo dục. Đồng thời, đổi mới căn bản cơ sở phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo bằng các chi phí đơn vị.
PGS.TS Vũ Cương phát biểu tham luận. Ảnh: Đức Việt. |
Theo TS. Trịnh Tiến Dũng, giải pháp cụ thể là cần sửa đổi Luật NSNN 2015 và các hướng dẫn thực hiện. Quy định trong các luật có liên quan, cấp đủ số tiền cho các địa phương và cơ sở giáo dục ở các địa phương khó khăn, dựa trên chi phí đơn vị thay tỷ lệ %; thay thế tiêu chí “dân số trong độ tuổi đi học” bằng “số tuyển sinh thực tế”.
Xem xét các thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu tiên cho phù hợp với mức điều chỉnh tiền lương cơ sở (từ năm 2011 đến tháng 6/2019 đã tăng 7 lần, với mức tăng 1,674 lần); đảm bảo tỷ lệ đối với các địa phương khó khăn, không chỉ trong năm đầu tiên như hiện tại.
Còn theo PGS.TS Vũ Cương, để đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho giáo dục đại học, tốt nhất nên có một tổ chức tập trung chịu trách nhiệm phân bổ cả vốn thường xuyên và đầu tư để tăng tính hiệu quả và hiệu lực của NSNN.
Đổi mới cần triển khai dịch chuyển từng bước, có sự chuẩn bị kỹ càng. Đi đôi với nguồn ngân sách hạn hẹp, Nhà nước cần tính đến xây dựng các chương trình tín dụng dài hạn, cho phép các trường vay vốn đầu tư. Đồng thời, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đầu tư của Nhà nước cũng cần tiến hành song song với các giải pháp chính sách khác để huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách./.
Đức Việt