【kq c2 đêm qua】Cao điểm ứng phó hạn, mặn
Theđiểmứngphhạnmặkq c2 đêm quao dự báo của cơ quan chuyên môn vào trung tuần tháng 3 này sẽ có đợt xâm nhập mặn gay gắt ở một số tỉnh ĐBSCL. Hiện tại, các ngành, địa phương đang tích cực ứng phó. Nghe thông tin nồng độ mặn tăng cao, anh Kiên đã bí các bọng cấp nước từ ngoài kênh vào ruộng và thường xuyên kiểm tra lúa Đông xuân vì sắp đến ngày thu hoạch. Nồng độ mặn gia tăng Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng dần, độ mặn tại các trạm ở mức lớn hơn so với độ mặn cao nhất tháng 3-2023. Dự báo khu vực miền Tây Nam bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, ngày nắng nhiều và có nơi ở ngưỡng nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất tại miền Tây Nam bộ phổ biến từ 31-340C, có nơi trên 350C. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều với xu thế lên dần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,65m, tại Châu Đốc 1,85m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ từ 0,35-0,5m. Các địa phương ở huyện Long Mỹ đang đẩy mạnh nạo vét kênh mương để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất trong mùa khô khi hạn mặn gay gắt. Từ ngày 11 đến 20-3-2024, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần. Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 80-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60-67km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 57-65km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 50-60km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 55-60km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 45-52km. Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Anh Nguyễn Trung Kiên, ở huyện Long Mỹ, cho biết những ngày qua khi nghe thông tin nồng độ mặn tăng cao thì nhiều người trồng lúa, cây ăn trái, rau màu ở vùng này cảm thấy lo lắng. Dù diện tích lúa nằm trong khu vực có đê bao khép kín nhưng anh cũng không chủ quan, mà thường xuyên kiểm tra lúa và bí các bọng cấp nước vào ruộng. Anh Kiên cho rằng, lúa sắp đến ngày thu hoạch rồi, nếu không bảo vệ thật tốt lỡ bị thiệt hại người dân sẽ rất khó khăn, vì đây là vụ lúa chính trong năm. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT, xâm nhập mặn tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô, các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 10-14/3, 24-28/3; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 10-13/3, 24-28/3, 8-13/4, 22-28/4. Theo số liệu quan trắc ngày 12-3 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, nồng độ mặn ở một số điểm trong tỉnh có xu hướng tăng dần. Cụ thể, ở cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ là 8,4‰, UBND xã Lương Nghĩa là 7,3‰; ngã ba sông Nước Trong là 5,5‰, kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh là 5,1‰..., nồng độ mặn đang tăng từ 0,4-1,7‰ so với ngày 11-3. Riêng xâm nhập mặn triều biển Đông, nồng độ mặn đo được thì có giảm so với ngày hôm trước. Tăng cường ứng phó Ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Thành, cho biết qua kiểm tra nồng độ mặn ngày 11-3-2024, tại sông Cái Côn nồng độ mặn đo được ở mức 1,3‰, tại kênh Mái Dầm là 0,6‰. Vì vậy, Ban Chỉ huy đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ thường xuyên kiểm tra độ mặn tại các kênh chính trên địa bàn, đồng thời báo cáo về Phòng NN&PTNT trước 7 giờ 30 phút hàng ngày, đặc biệt là các đơn vị thị trấn Mái Dầm, xã Phú Hữu, xã Phú Tân, xã Đông Phước, thị trấn Ngã Sáu. Thường xuyên cập nhật thông tin từ cơ quan chuyên môn, báo đài để kịp thời thông báo cho người dân. Chỉ đạo các ấp thông báo đến người dân trên địa bàn biết về tình hình xâm nhập mặn và chiều hướng gia tăng, đề nghị người dân tuân thủ theo khuyến cáo của ngành chức năng. Thông báo rộng rãi trên trạm truyền thanh của xã, người quản lý cống đậy nắp cống trong và ngoài ngăn không cho mặn vào và cũng để trữ nước ngọt. Chỉ đạo Tổ kỹ thuật tăng cường bám sát địa bàn, đặc biệt quan tâm đối với các hộ trồng rau màu; kịp thời hướng dẫn về chuyên môn cho người dân biết để ứng phó với xâm nhập mặn... Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, bên cạnh triều biển Tây thì hướng sông Hậu mặn đang tăng cao đã đề nghị huyện Châu Thành theo dõi sát sao, tuyên truyền vận động Nhân dân chủ động tích nước, tiết kiệm nước, kiểm soát tốt hệ thống cống hiện có và bổ sung cống mới khi cần thiết. Để chủ động ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn, mới đây, Bộ NN&PTNT cũng đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 661/CT-BNN-TL ngày 23/01/2024 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024. Tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT cung cấp để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp. Khẩn trương tiếp tục khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, hoặc khi nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh; tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt, tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lưu ý lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, đào ao, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục... Trường hợp cần đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, có văn bản đề nghị theo Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 05/3/2021 quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung chi và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện truyền thông khác đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan để chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Để chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ, ngày 8-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có công điện yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL tiếp tục tổ chức theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng. Tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT... Bài, ảnh: HOÀI THU
相关推荐
-
Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
-
Thành tích 4 thí sinh vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2024
-
Áp lực thành công khiến thần đồng tự tử ở tuổi 31
-
30 sinh viên Việt nhận học bổng văn hoá Hàn Quốc 2024
-
Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
-
Phép tính của học sinh lớp 3 khiến người lớn 'hoa mắt' khi tìm đáp án
- 最近发表
-
- Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- Xác minh thông tin học sinh Yên Bái ăn cơm với gừng chấm muối
- Tìm ra đáp án trong 30 giây, bạn thông minh hơn sinh viên Đại học Harvard
- Đình chỉ công tác giáo viên có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Việt Nam có bao nhiêu hòn đảo?
- Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khuyên tân sinh viên học cách đối diện khó khăn
- Đình chỉ công tác giáo viên có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10
- Của nhà cũng trộm
- TP.HCM công bố cấu trúc đề thi 3 môn vào lớp 10 năm 2025
- 随机阅读
-
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Những địa phương nào cho học sinh nghỉ thứ Bảy?
- Thứ trưởng GD&ĐT: Cố định môn thi vào lớp 10 có thể khiến học sinh học lệch
- Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học
- Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- 30 sinh viên Việt nhận học bổng văn hoá Hàn Quốc 2024
- Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học
- TP Thủ Đức yêu cầu trường trả lại tiền kêu gọi đóng góp phụ cấp cho bảo mẫu
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’
- Dạy con đánh vần, tập viết, nhiều vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi
- Học sinh thi tranh biện chủ đề 'Túi nhựa, nilon dùng một lần nên bị cấm'
- Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- Nhiều người tranh cãi: 'Lăn xả' hay 'lăn sả'?
- Phép tính của học sinh lớp 3 khiến người lớn 'hoa mắt' khi tìm đáp án
- Nhiều tân sinh viên sốc sau khi 'nhập học ngành lỡ trúng tuyển'
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- Vua Việt nào tay không giết hổ, khiến tướng giặc sợ phát bệnh mà chết?
- 2/3 học sinh không đến lớp sau vụ cô giáo xin tiền mua laptop cá nhân ở TP.HCM
- 90% người dùng sai chính tả: 'Cháy xém' hay 'cháy sém'?
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Chống gian lận vé tại các trạm thu phí đường bộ
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Quảng Trị đã khẳng định lối đi đúng và bước đầu có kết quả
- Công nghiệp là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế
- Quan trọng là phải tái cơ cấu xong nền kinh tế, giữ trần nợ công
- Hội nghị trực tuyến các Quan chức cao cấp ASEAN+3: Nâng cao năng lực đối phó Covid
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát lệnh khởi công nhà máy gỗ ván ép tại Hà Tĩnh
- Nâng cao chất lượng y tế cơ sở
- Mỹ lúng túng giải quyết vấn đề Triều Tiên
- Đảng ủy Bộ Tài chính quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương
- Panasonic Việt Nam ra mắt tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition