Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho hay,ạchVânPhongvàCảngtrungchuyểnquốctếCầnlắngngheýkiếncácbộngàkq bóng đá đức hôm nay Thường vụ tỉnh này vừa có cuộc họp nghe Công ty TNHH Mckinsey & Company Việt Nam báo cáo tiến độ thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đánh giá lại tính hiệu quả của Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
Theo Công ty TNHH Mckinsey & Company Việt Nam đã báo cáo, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050 chia làm 4 khu vực chính, cụ thể: Khu kinh tếVân Phong có mục tiêu chính vừa là điểm đến du lịch nguyên vẹn, cao cấp vừa là trung tâm nghiên cứu và phát triển biển vượt trội, trung tâm công nghiệp nhẹ và năng lượng.
Một góc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa |
Khu vực Nha Trang và phía nam Ninh Hòa sẽ phát triển thành khu vực ven biển với các dịch vụ đa dạng hàng đầu (du lịch, giáo dục, công nghệ, tài chính).
Khu vực Cam Ranh và ven biển Cam Lâm sẽ là trung tâm thương mại và hậu cần quốc tế; là trung tâm sản xuất, phục vụ quốc phòng.
Khu vực nội địa và vùng núi sẽ là trung tâm văn hóa và du lịch sinh thái; trung tâm công nghệ chế biến thực phẩm chọn lọc.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, hiện nay địa phương đã thuê đơn vị tư vấn trong và ngoài nước để làm điều chỉnh quy hoạch TP.Nha Trang và Khu kinh tế Vân Phong.
Dự kiến cuối tháng 9, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh sẽ thông qua 2 quy hoạch này để trình lên cấp cao hơn.
Đối với Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong ở phía bắc Vân Phong, ông Ninh cho rằng, mặc dù Cảng đã được quy hoạch, nhưng đến nay khu vực này quy hoạch tập trung cho phát triển du lịch; trong khi khu Nam Vân Phong đã có một số nhà máy, khu công nghiệp hiện hữu và có một số cảng biển tại đây. Vì vậy, đặt cảng trung chuyển quốc tế ở Bắc Vân Phong liệu có bị xung đột lợi ích với ngành du lịch. “Nếu không làm cảng nước sâu nữa thì phải có số liệu, đánh giá, lập luận thuyết phục”, ông Ninh đặt vấn đề và đề nghị đơn vị tư vấn giúp tỉnh giải bài toán này.
Phía đơn vị tư vấn cho biết sẽ có báo cáo cụ thể, chi tiết về nguyên nhân nên bỏ cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong gửi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xem xét, quyết định.
Được biết, dự áncảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có tổng mức đầu tưgần 6.000 tỷ đồng, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2007 và khởi công tháng 10/2009.
Sau khởi công không lâu và đã tiêu tốn khoảng 213 tỷ đồng, dự án “đứng bánh” cho đến nay.
Ngày 27/1 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam bàn giao lại dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - giai đoạn khởi động, cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) để tiến hành thanh lý các tài sản còn lại tại dự án này.
Cần phân tích kỹ về tổng mức đầu tư Vân Phong
Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong là cảng trung chuyển đầu tiên của Việt Nam đến thời điểm này được quy hoạch và khởi công xây dựng, từng được kỳ vọng là dự án đầu tàu.
Một phân huyện Hải Ninh nằm trong Khu kinh tế Vân Phong |
Ông Nguyễn Hải Ninh đánh giá, đề cương quy hoạch đã bám sát Luật Quy hoạch, khung định hướng quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030 phải có tầm nhìn đến năm 2050.
Liên quan đến quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong và Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị đơn vị tư vấn phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều từ các bộ, ngành; phân tích kỹ về tổng mức đầu tư Vân Phong, có tính toán dự báo cạnh tranh và so sánh giữa cảng Vân Phong với các cảng nước sâu trong nước và trong khu vực; tính toán tầm nhìn là cửa ngõ xuất khẩu liên vùng, phương án khi triển khai cảng theo từng giai đoạn, quan tâm đến sinh kế chuyển đổi nghề nghiệp của người dân.
Đối với khu vực Nha Trang và phía nam Ninh Hòa, đơn vị tư vấn nghiên cứu có nên quy hoạch thành trung tâm tài chính hay không vì liên quan nhiều đến cơ chế chính sách từ Trung ương.
Đối với khu vực Cam Ranh và ven biển Cam Lâm, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến xây dựng đô thị sân bay và đô thị du lịch nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, đơn vị tư vấn cần bổ sung vào quy hoạch một số thế mạnh của Khánh Hòa như: nuôi trồng và chế biến thủy sản, nghiên cứu, sản xuất dược liệu, vắc xin…