发布时间:2025-01-10 01:59:41 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Đây là quan điểm của chuyên gia Bùi Kiến Thành trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN về chủ đề khơi thông dòng vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
PV:Thưa ông,êngiaBùiKiếnThànhLãisuấtphảiđểchodoanhnghiệpsốngđượnapoli empoli trong 6 tháng đầu năm tín dụng tăng rất chậm, vốn ngân hàng đa phần đổ vào trái phiếu, tín phiếu. Ông đánh giá thế nào về tình trạng này?
Ông Bùi Kiến Thành:Vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là để cho DN vay, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Vai trò của NHTM không phải là đi mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN. Sở dĩ họ phải làm như vậy là do không cho vay được, như vậy rõ ràng là hoạt động của ngân hàng không hợp lý.
Vấn đề là NHNN phải cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, bất đắc dĩ NHNN phải làm vậy để giúp các NHTM đang dư tiền.
PV:Có ý kiến cho rằng hiện cả NHTM và DN đều không muốn cho vay, đi vay vì sợ nợ xấu, sợ rủi ro. Ông đánh giá thế nào?
Ông Bùi Kiến Thành: Nếu để lãi suất cao thì đương nhiên DN không dám vay, sợ thua lỗ. Như tôi đã nói, lãi suất cho DN cần trong khoảng 5 – 6% để hoạt động tốt. Bởi chúng ta đang hội nhập, cạnh tranh với cả thế giới. Các DN nước ngoài từ Mỹ, Nhật, châu Âu đang vay với lãi suất khoảng 2%, mà DN Việt Nam vay với lãi suất 9 – 10% hoặc hơn thì làm sao cạnh tranh. Chưa kể các DN FDI còn có nhiều ưu đãi về thuế, sử dụng đất…
Đó là việc mà quản lý nhà nước phải nghiên cứu để DN trong nước cạnh tranh được. Ngân hàng vì quyền lợi cục bộ của mình đẩy lãi suất lên cao, khiến DN không làm ăn được, thua lỗ, tạo ra nợ xấu, cuối cùng là tự mình hại mình. Phải làm sao cho hai bên cùng có lợi thì mới cùng phát triển được. Ngân hàng cần có DN và DN cũng cần có ngân hàng.
Một chính sách tiền tệ phù hợp là cung cấp đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Chuyên gia Bùi Kiến Thành |
PV:Vậy ông đánh giá thế nào về bức tranh ngân hàng tài chính nửa cuối năm 2014, liệu có khả quan hơn không?
Ông Bùi Kiến Thành: Vấn đề còn lại của năm nay thực sự không phải là chuyện ảnh hưởng của bên ngoài, chuyện quốc tế tác động.
Tất cả các nước xung quanh ta đều bị những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến kinh tế tài chính chứ không riêng Việt Nam.
Tuy nhiên, tại sao Việt Nam có hàng chục ngàn DN phá sản, tại sao tỷ trọng xuất khẩu của DN VN lại chỉ có hơn 30%.
Vấn đề là ở những bất cập của chính chúng ta.
Lấy ví dụ như chính sách tiền tệ. Một chính sách tiền tệ phù hợp là phải cung cấp đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Nói cách khác cũng như là quản lý nguồn nước tưới tiêu, khi cày, khi cấy, khi hạn, khi ngập sao cho phù hợp.
Đó là vai trò của chính sách tiền tệ, luôn cung ứng cho nền kinh tế lưu lượng tiền tệ phù hợp. Không nhiều quá sinh ra lạm phát, không ít quá để sinh ra thiểu phát. Cũng như không nhiều nước quá để ruộng ngập, không nước ít quá để ruộng khô lúa cháy.
PV:Thưa ông, trong bối cảnh cầu yếu hiện nay, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ khá nới lỏng, linh hoạt, tiền cũng đang dư thừa trong ngân hàng? Vậy vấn đề là do đâu ?
Ông Bùi Kiến Thành: Vấn đề không phải là tiền thừa. Tiền thừa nhưng lãi suất trên 10% thì làm gì. Tiền phải đủ lưu lượng và điều kiện phù hợp cho DN hoạt động. Nếu lãi suất cao thì nhiều tiền cũng như không. Cũng như nhiều nước nhưng nước nóng quá thì lúa cũng chết. Lúa cần nước nhưng cần với nhiệt độ phù hợp theo mùa vụ.
Vai trò của NHNN là quản lý lưu lượng và quản lý lãi suất phù hợp cho nền kinh tế phát triển. Chúng ta đã hội nhập với thế giới, phải cạnh tranh với mọi nơi. Mà DN thế giới hoạt động với lãi suất thấp như vậy so với DN VN thì rõ ràng việc quản lý tiền tệ đang bất cập.
Lấy ví dụ, năm 2008, khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, khi đó lãi suất tại Mỹ đang khoảng 5%. Ngay lập tức, ngân hàng trung ương (NHTƯ) Mỹ giảm lãi suất còn 0,5%, kéo lãi suất cho vay DN xuống còn 2 – 3%. Vẫn chưa đủ, lãi suất cơ bản lại được hạ xuống 0% để cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vai trò của NHTƯ không phải là hoạt động để lấy lời mà điều tiết lưu lượng tiền tệ.
Ngân hàng trung ương tạo thanh khoản, việc của NHTM là cho DN vay với lãi suất mà DN có thể sống được. Chứ không phải chờ NHTM đi huy động vốn trong dân để cho vay lại với lãi suất cách biệt 2 – 3%.
Lãi suất phải phù hợp để cho DN sống được và phải do NHTƯ điều chỉnh. Nếu NHTM không đủ sức cho DN vay với lãi suất 5% vì lãi suất huy động cao thì NHTƯ cho NHTM vay với lãi suất chỉ 2 – 3%. Tất nhiên không phải cho vay bừa bãi mà chỉ cho các DN thực sự có nhu cầu để sản xuất, không gây lạm phát.
PV:Nhưng như vậy liệu có thiệt thòi cho người gửi tiền khi lãi suất không thực dương?
Ông Bùi Kiến Thành: Nếu người dân không gửi tiền vào ngân hàng nữa vì lãi suất thấp thì họ cứ giữ tiền làm việc khác, không ai bắt buộc. Việc của ngân hàng trung ương không phải là lo cho người có tiền thặng dư gửi ngân hàng. Không vì vậy mà để các DN phải chết để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiết kiệm.
Quản lý nhà nước là lo cho DN, để họ tạo việc làm, tạo nền kinh tế phát triển bền vững. Chính sách tiền tệ phải phù hợp để hậu thuẫn cho nền kinh tế phát triển bền vững, quản lý được nguồn tiền, quản lý được lãi suất. Không phải là để lãi suất theo thị trường.
Tại Mỹ, Nhật, lãi suất vẫn được duy trì 0 – 0,5%, do Ngân hàng trung ương quyết định, chỉ khi nền kinh tế đủ vững họ mới điều chỉnh lãi suất. Vậy nên tình hình từ giờ đến cuối năm khó thay đổi nếu DN không được tiếp cận lãi suất hợp lý, để có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên thị trường nội địa.
PV:Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến
相关文章
随便看看