当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【đội hình young boys gặp rb leipzig】Chống Covid

Áp phích phòng chống Covid-19 được treo ở nhiều tuyến đường để nâng cao ý thức người dân.

Tôi đã rất may mắn khi không phải kinh qua cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Hơn 25 năm qua,đội hình young boys gặp rb leipzig tôi đã cùng vợ và con gái tới Việt Nam sinh sống và làm việc. Gia đình tôi tới đây từ khi hai nước Việt Nam và Mỹ chưa bình thường hóa quan hệ.

Dù các doanh nghiệptôi quản lý vẫn luôn hoạt động hiệu quả, song tôi cũng không khỏi “buồn vui lẫn lộn” khi nhìn cột mốc giao nhau của hai con đường ngược chiều - con đường mới của hai đối thủ cũ. Nếu như số người chết do Covid-19 ở Mỹ đã vượt cả số lính Mỹ thương vong trong chiến tranh, thì tại đất nước đã mất hàng triệu người do chiến tranh này lại chưa hề có ca tử vong nào vì Covid-19.

Tôi thấy vui khi truyền thông các nước phương Tây khen ngợi những thành tựu Việt Nam đạt được trong chống dịch. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào cách Việt Nam đang đáp trả kẻ xâm lược mang tên Covid-19 - cách thức rất “Việt Nam” mà khó có thể tìm thấy ở những nơi khác, đặc biệt là trên đất Mỹ. Làm thế nào mà một quốc gia Đông Nam Á đang phát triển, có chung đường biên giới với nơi bùng phát dịch là Trung Quốc, lại có thể chặn đứng đại dịch bằng nguồn lực rất hạn chế so với những gì Mỹ hay châu Âu huy động được để chiến đấu với Covid-19?

Trước hết, Việt Nam phản ứng rất nhanh chóng để ngăn dịch bùng phát trên toàn quốc. Điều này có thể thấy ở việc Việt Nam đã kịp thời đưa ra các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội ngay sau khi có tin về Covid-19, cùng với công bố của WHO vào cuối tháng 1/2020 về đại dịch toàn cầu.

Việt Nam sau đó đã có một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng, bao gồm quy trình kiểm soát dịch bệnh, xác định những cá nhân, tòa nhà, hay khu phố nào cần cách ly; sắp xếp chỗ ở cho hàng ngàn người Việt và du khách nhập cảnh; cung cấp thực phẩm và theo dõi y tế.

Chính phủ thực sự chiếm được lòng dân qua những tin nhắn nhắc nhở tận tình, đi đôi với phương pháp phòng chống hiệu quả, như kiểm tra thân nhiệt nghiêm ngặt đối với từng người trước khi vào tòa nhà; giải pháp theo dõi sức khỏe thông minh; nguyên tắc kiểm soát dịch và quy định cách ly hợp lý, hợp tình; đồ ăn miễn phí phát tận nơi tới từng hộ dân trong khu vực cách ly.

Tiếp theo đó là các video âm nhạc trở thành hiện tượng toàn cầu, áp phích cổ động bắt mắt, hay thông điệp từ Bộ Y tế phát lên mỗi khi bạn gọi điện thoại, nhắc nhở việc rửa tay thường xuyên và ở nhà khi không có việc thật cần thiết. Tất cả đều là những lưu ý nhỏ, nhưng hữu ích, chứ không hề thể hiện sự can thiệp quá mức của Chính phủ. Hàng ngày, tin nhắn cập nhật tình hình dịch bệnh được gửi tới tất cả các thuê bao di động.

Cho đến nay, có khoảng 260.000 người đã được xét nghiệm Covid-19. Tuy đây không phải là con số lớn so với dân số, nhưng nếu so sánh trên một ca dương tính có trung bình 800 người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp được rà soát và lấy mẫu xét nghiệm, thì việc xét nghiệm có chọn lọc như thế này dường như mang lại hiệu quả cao hơn so với việc xét nghiệm trên diện rộng như ở các nước khác.

Những biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam đôi khi có vẻ giống như thiết quân luật, nhưng điều mà báo giới nước ngoài bỏ qua chính là sự hợp tác của cộng đồng, cũng như việc mọi người hăng hái, quyết tâm và sẵn sàng huy động tối đa nguồn lực để bảo vệ an toàn chung.

Nhờ những thông tin tích cực từ truyền thông về sự thành công của Việt Nam trong việc chống lại đại dịch, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã xuất hiện những “cuộc thi đua” tự phát, khi mọi người vận động nhau chung tay đóng góp, ủng hộ tiền và nhu yếu phẩm cho các khu cách ly. Giống như niềm tự tôn thường thấy ở các đội tuyển thể thao của địa phương hay quốc gia, mọi người đều muốn đóng góp một phần vào thành tựu chung.

Đúng là nền kinh tếđang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và áp lực trên vai mỗi cá nhân là rất lớn. Nhiều người cho rằng, một số biện pháp có vẻ quá nghiêm ngặt, như quy định bắt buộc đeo khẩu trang kèm theo mức xử phạt tương đương một ngày lương trung bình nếu không tuân thủ. Nhưng nếu nhìn xa hơn, mức phạt này còn kém xa quy định phạt tù ở một số nơi khác. Và có lẽ ai cũng hiểu rằng, nếu càng sớm hợp tác để ngăn chặn vi-rút lây lan, thì cả xã hội sẽ càng nhanh chóng được an toàn.

Thế nhưng, việc công chúng đồng lòng ủng hộ Chính phủ chống dịch không chỉ xuất phát từ chính sách của Nhà nước. Sự thật là người dân Việt Nam đã cùng thống nhất một “thỏa thuận ngầm”, chấp nhận đánh đổi khoảng thời gian giãn cách xã hội tạm thời để giải phóng bản thân họ khỏi vi-rút Corona.

Vậy tại sao nước Mỹ, một quốc gia cũng có chung khát khao quét sạch mối nguy hại “nhập cảnh bất hợp pháp” này, lại không làm được điều tương tự? Văn hóa Mỹ thường không dễ gì hy sinh chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ có thể nói cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh, nhưng không giống cách “cùng nhau” mà nhân dân Việt Nam đang làm. Người Mỹ sẽ viện cớ hai chữ “tự do” để không hợp tác với Chính phủ. Nếu không có tấn công như trận Trân Châu Cảng, hay vụ khủng bố 11/9, để người Mỹ đoàn kết chống lại một kẻ thù chung, thì đất nước này dường như không bao giờ khai thác được sự đoàn kết tập thể - điều đã mang lại cho nó sức mạnh ghê gớm trong các cuộc khủng hoảng trước đây.

Cái giá mà Mỹ phải trả cho việc để từng cá nhân hay từng thành phố phải tự xoay xở tìm giải pháp chống dịch của riêng mình là loại vi-rút này có thể trở thành một phần ám ảnh cuộc sống nơi đây đến khi có vắc-xin.

Người Mỹ nên rút ra bài học từ cách Việt Nam ứng phó với đại dịch này. Một ngày nào đó, trên thế giới sẽ lại xuất hiện một đại dịch khác, một kẻ xâm lược khác và nước Mỹ sẽ cần phải triệu tập sức mạnh tập thể để loại bỏ mối nguy mới khác. Người Mỹ sẽ cần tìm ra loại ý chí tập thể và tinh thần cộng đồng - điều đã mang lại chiến thắng cho Việt Nam.

分享到: