Tàu ngầm SSN-589 USS Scorpion,Điểmmặtnhữngvụtàungầmmấttíchbíẩnnhấtlịchsửthếgiớbxh h1 anh năm 1968
Tháng 5-1968, tàu ngầm USS Scorpion thuộc Hải quân Mỹ gặp nạn ngoài khơi vùng Azores, Đại Tây Dương. Thông tin điều tra sơ bộ cho rằng chiếc USS Scorpion bị đắm do hậu quả một vụ nổ trong khoang, nhưng xung quanh vụ việc cũng có nhiều giả thiết khác. Tới năm 1993, nguyên nhân xác thực nhất liên quan tới vụ tai nạn tàu ngầm USS Scorpion là do khoang chứa đạn ngư lôi bị quá nhiệt dẫn đến phát nổ.
Do vụ việc xảy ra trong chiến tranh Lạnh, ngoài kịch bản tai nạn, nhiều chuyên gia Mỹ đặt giả thiết vụ tai nạn tàu ngầm USS Scorpion có liên quan tới phía Liên Xô. Tuy nhiên, cả Mỹ và Liên Xô đều không đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan tới vụ việc.
Vụ đắm tàu ngầm ở Gangneung, Hàn Quốc, năm 1996
Đây là vụ việc liên quan tới tàu ngầm của Triều Tiên gặp nạn và mắc cạn gần bờ biển Hàn Quốc năm 1996. Những giả thiết liên quan tới vụ việc là chiếc tàu ngầm của Triều Tiên đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo tại Hàn Quốc thì gặp nạn. Tuy nhiên, thông tin chính thức không bao giờ được xác định do không có nhân chứng, lẫn vật chứng tại hiện trường.
Một nguồn tin giấu tên tại Hàn Quốc cho biết, một thành viên tàu ngầm gặp nạn đã bị bắt khi cố gắng trở lại Triều Tiên, nhưng không thể xác thực thông tin trên có thật hay không. Vụ việc hiện vẫn là một bí ẩn lớn.
Tàu ngầm 361, Trung Quốc, năm 2003
Một tàu ngầm thuộc Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 361 đã bị chìm ở Biển Bột Hải (giữa Trung Quốc và Triều Tiên) năm 2003. Con tàu đã được ngư dân Trung Quốc phát hiện khoảng 10 ngày sau khi tai nạn.
Trung Quốc không có bình luận nào liên quan tới vụ việc. Một giả thiết được đặt ra là tàu ngầm 361 đã không tắt được động cơ diesel sau khi tàu lặn xuống nước (khi lặn tàu ngầm chạy diesel-điện sẽ hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng điện), khói do động cơ hoạt động đã khiến thủy thủ đoàn bị ngạt và tàu chìm.