Nút thắt quy hoạch được tháo gỡ Ngày 15/3 vừa qua,ịtrườngbấtđộngsảnĐàNẵngNhàđầutưchuẩnbịđónsólịch thi đấu bóng đá u19 hôm nay Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế- xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Ngày 29/3, Thành phố đã công bố bản điều chỉnh quy hoạch này. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà đầu tưkhởi động lại dự ántrên địa bàn và xúc tiến những dự án mới, dựa theo quy hoạch. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương để UBND TP. Đà Nẵng nghiên cứu, lập đề án xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chínhquy mô khu vực. Theo DKRA Vietnam, cùng với hạ tầng giao thông, du lịch và kinh tế vĩ mô, thì quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên điểm tựa để bất động sản Đà Nẵng hồi phục, bứt phá trong năm 2021. Trong đó, hạ tầng giao thông đứng trước triển vọng sáng sủa sau nhiều năm, đặc biệt là khai phá tiềm năng thuận lợi về đường thủy. Đầu tiên là việc, Chính phủ đang xúc tiến quy hoạch hệ thống cảng để các cảng biển ở Đà Nẵng đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung. Mới đây nhất, ngày 25/3, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu, phần hạ tầng dùng chung. Đây là dự án nhóm A, do UBND TP. Đà Nẵng là cơ quan chủ quản. Song song đó, chính quyền thành phố cũng tăng tốc dự án khơi thông sông Cổ Cò, kết nối với Quảng Nam vốn bị đình trệ do Covid-19. Việc khơi thông sông Cổ Cò nối liền Đà Nẵng - Quảng Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương. Sông Cổ Cò với chiều dài khoảng 25 km vốn là tuyến đường thủy quan trọng kết nối giao thương trong lịch sử. Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, dự án khơi thông sông Cổ Cò là dự án động lực của Đà Nẵng, khi hoàn thành sẽ là công trình tuyệt đẹp, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, du lịch, nên yêu cầu Ban Quản lý, nhà thầunỗ lực với trách nhiệm cao nhất để nhanh chóng đưa công trình về đích. Khi hoàn thành việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho các dự án bất động sản quanh khu vực. Sông Cổ Cò trở thành điểm nhấn kiến trúc đô thị xanh, cùng các khu đô thị, tổ hợp nghỉ dưỡng ven sông, giới đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt là đất nền Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân, chớp thời cơ vàng khi giá còn thấp. Trước động thái nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, những tháng đầu năm 2021, hàng loạt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trị giá hàng trăm triệu USD lần lượt được “rót” vào Đà Nẵng. Đây là thành công bước đầu khi thành phố xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung phát triển ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, bên cạnh lĩnh vực mũi nhọn là du lịch. Đón các tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, nhiều nhà đầu tư lâu năm nhận định, thời điểm hiện tại là cơ hội hiếm có để đầu tư bất động sảnĐà Nẵng với mức giá đã xuống “đáy”. Ghi nhận tại một số khu vực, giá bất động sản đã có xu hướng nhích nhẹ. Phân khúc tiềm năng lúc này vẫn là đất nền, bao gồm cả dự án nghỉ dưỡng và khu đô thị khi nhu cầu ở thực của thị trường đang rục rịch trở lại sau Covid-19. Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước, đạt 87,7%. Những năm gần đây, một số ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin..., nên dân số, lao động cũng tăng nhanh. Du lịch lấy lại vị thế Du lịch vẫn đóng vai trò trọng yếu với kinh tế thành phố sông Hàn, lĩnh vực bất động sản luôn ngóng chờ nhịp hồi phục của ngành công nghiệp xanh này. Thời điểm hiện tại, khi Covid-19 dần được kiểm soát với triển vọng sáng sủa về tiêm chủng vắc-xin trong nước cũng như khả năng áp dụng “hộ chiếu vắc-xin” cho khách du lịch quốc tế, Đà Nẵng sẽ là một trong các địa phương được hưởng lợi nhiều nhất. Mới đây, Tạp chí CNBC (Mỹ) đã đưa miền Trung Việt Nam vào danh sách một trong 7 điểm đến an toàn sau đại dịch. Với vai trò thủ phủ du lịch miền Trung, Đà Nẵng xem đây là một tín hiệu lạc quan, song trước mắt, ngành du lịch thành phố đang gấp rút chuẩn bị cho một mùa du lịch hè hứa hẹn sẽ khá bận rộn. Mục tiêu năm nay, Đà Nẵng sẽ thu hút khoảng 3,4 - 4,6 triệu lượt khách nội địa, đặc biệt là vào dịp lễ 30/4-1/5 và mùa hè từ tháng 4-9/2021, tháng 12/2021. Trong đó tổ chức các hoạt động, chiến dịch lớn để kích cầu, quảng bá, nổi bật như chương trình Đà Nẵng về đêm - Danang By Night sẽ được thí điểm trong 3 năm (2021 - 2023). Ngoài ra, có hàng loạt chương trình hấp dẫn từ nay đến cuối năm, các hoạt động thúc đẩy du lịch MICE… Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, ngay khi công bố các chính sách thu hút, nhiều đơn vị tổ chức sự kiện du lịch MICE trên cả nước đã đăng ký đoàn đến Đà Nẵng. Với tín hiệu khởi sắc về lượng du khách ghé thăm trong năm, du lịch sẽ kích hoạt xung lực mới cho sự trở lại của thị trường địa ốc. Trong năm 2020, thị trường bất động sản Đà Nẵng trải qua giai đoạn ảm đạm chưa từng có khi rơi vào trạng thái đóng băng, các chỉ số giao dịch giảm mạnh do ảnh hưởng bởi chính sách siết chặt pháp lý, đại dịch Covid-19, cũng như tâm lý chung của nhà đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, khi nút thắt quy hoạch được cởi bỏ cùng các tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, du lịch, địa ốc Đà Nẵng được xem là chiếc lò xo nén và đang có dấu hiệu bật dậy mạnh mẽ. |