会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng a rập xê út】Huyện Thới Bình: Tái cơ cấu nông nghiệp từ thế mạnh lúa!

【bảng xếp hạng a rập xê út】Huyện Thới Bình: Tái cơ cấu nông nghiệp từ thế mạnh lúa

时间:2025-01-10 16:31:37 来源:88Point 作者:Cúp C2 阅读:512次

Báo Cà Mau(CMO) Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm của huyện Thới Bình là hơn 50.000 ha. Trong đó có gần 50% diện tích được nông dân cải tạo gieo cấy 1 vụ lúa và xen canh tôm càng xanh. Tôm - lúa ngày càng chứng minh tính hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân.

Anh Nguyễn Văn Phúc, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết: "Hơn 5 năm qua, được sự đầu tư của tỉnh, ngành chức năng, Thới Bình xây dựng các mô hình điểm nuôi tôm quảng canh cải tiến, trồng lúa sạch, lúa hữa cơ chất lượng cao và nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa, với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Bình quân, nông dân thu hoạch thuỷ sản đạt hơn 41.000 tấn/năm, sản lượng lúa hơn 55.000 tấn/năm. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55% (khoảng hơn 600 hộ), hộ khá giàu tăng, chiếm 72%. Đây là tín hiệu vui cho công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện trong những năm tiếp theo".

Đổi đời từ tôm - lúa

Với 2 ha đất sản xuất nuôi 2 vụ tôm sú mùa nước mặn, 1 vụ lúa và xen canh tôm càng xanh, gia đình ông Lê Văn Đen, ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng, có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Để mô hình tôm - lúa phát triển ổn định, bền vững, ông đã đưa cơ giới làm khuôn bao, thả nuôi con giống chất lượng cao, trồng lúa sạch nên thu nhập của gia đình tăng dần. 

Hộ gia đình ông Lê Văn Đen thu hoạch tôm càng xanh vụ mùa 2021.

Ông Nguyễn Văn Đức, ấp Huỳnh Nuôi, xã Biển Bạch Đông, kể lại, năm 2015, gia đình thuộc diện hộ khó khăn, được học tập lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, trồng lúa. Nhờ thế, gia đình có thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm, tập trung sản xuất, tiết kiệm chi tiêu đến năm 2020, xây dựng căn nhà trị giá gần 1 tỷ đồng.

Tái cơ cấu theo thế mạnh đặc thù

Hiệu quả thực tế đã rõ, huyện Thới Bình đã có những kế hoạch lâu dài, tăng tỷ lệ nuôi tôm, trồng lúa chất lượng cao trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, đánh giá, Sở NN&PTNT cùng các ngành chức năng, chuyên môn đã đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống chất lượng cao và xây dựng các mô hình điểm nhân rộng cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng tôm sạch, lúa sạch. Các chương trình, dự án đã được triển khai trên địa bàn các xã như: Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch và xã Thới Bình, với hơn 20,000 ha, tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng.

Có hơn 10 năm nuôi tôm sú, trồng lúa và xen canh tôm càng xanh, ông Lê Việt Hồng, Bí thư Chi bộ ấp ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng, thông tin, thời gian qua, công tác xoá nghèo ở địa phương đạt nhiều kết quả nhờ mô hình nuôi tôm sú, trồng lúa và xen canh tôm càng xanh. Đối với người nghèo, nếu giao tiền thì họ mua gạo ăn cũng hết trong một thời gian nhất định. Có sẵn đất, nếu được hỗ trợ kỹ thuật, con giống tốt, sau 2 năm, họ sẽ thoát nghèo bền vững, có kinh nghiệm và vốn tái sản xuất.

"Với cách làm đó, địa phương đã phân công 2-3 cán bộ, đảng viên phụ trách, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống từ 1-3 hộ nghèo để giúp họ thoát nghèo bền vững. Kết quả, đến cuối năm 2015 đơn vị được công nhận là ấp xoá trắng hộ nghèo đầu tiên của huyện Thới Bình", ông Hồng cho biết thêm.

Nông dân Ấp 5, xã Trí Lực chăm sóc trà lúa hữu cơ vụ mùa 2021-2022.

Ông Nguyễn Phi Thoàn, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông, cho biết, nuôi tôm sú, trồng lúa và xen canh tôm càng xanh rất phù hợp với địa phương.

"Nhiều nguồn hỗ trợ Trung ương về cho địa phương tập trung vào 2 chương trình lớn là giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, việc giao vốn và giao cả cơ chế đã giúp cho địa phương chủ động, phát huy nguồn vốn một cách phù hợp, hiệu quả. Cái khó lớn nhất là chất lượng con giống khó kiểm soát, điệp khúc được mùa mất giá vẫn còn, thức ăn tôm cao, chi phí khoảng từ 5-10 triệu đồng/vụ, tỷ lệ hộ dân có điều kiện nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến thấp. Hiện nay, chỉ có khoảng 15% hộ dân nuôi  theo hình thức này", ông Thoàn thông tin thêm.

Xác định được những mô hình hiệu quả, thế mạnh đặc thù của từng vật nuôi, cây trồng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Đó là nền tảng để không chỉ giúp công tác giảm nghèo của địa phương được bền vững mà còn nâng cao thu nhập bình quân đầu người, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng nông thôn mới./.

 

Dương Huỳnh Măng

 

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
  • Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?
  • Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: VKS giữ nguyên đề nghị tử hình Trương Mỹ Lan
  • Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?
  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
  • Bắt khẩn cấp 'mẹ nuôi' tạt nước sôi vào bé gái 12 tuổi ở Kiên Giang
  • Công an điều tra cặp vợ chồng chết bất thường trong nhà riêng ở Hà Tĩnh
  • Tạm giữ nguyên chủ tịch phường liên quan đến ma túy ở vũ trường MDM Hải Phòng
推荐内容
  • Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
  • Bắt nhóm người ngoại tỉnh đến TP Huế 'lừa vàng'
  • Luật sư đề nghị chính sách khoan hồng đặc biệt cho cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
  • Gã thanh niên giở trò dâm ô với học sinh lớp 6 trên đường phố
  • Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
  • Bị CSGT tạm giữ bằng lái có được lái xe ra đường?