当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ số vigo】Vượt định kiến, giữ gìn hạnh phúc

【tỷ số vigo】Vượt định kiến, giữ gìn hạnh phúc

2025-01-25 10:16:15 [Thể thao] 来源:88Point

Tình cờ được nghe câu chuyện của vợ chồng ông Bùi Văn Nhường và bà Nguyễn Thanh Hồng,ượtđịnhkiếngiữgnhạtỷ số vigo vì không có con mà gia đình chồng muốn cho ông cưới vợ khác, nhưng chính tình vợ chồng keo sơn, ông bà đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ông Nhường, bà Hồng còn được khen ngợi vì sống hết lòng với xóm giềng...

Mấy mươi năm, tình cảm vợ chồng ông Nhường, bà Hồng vẫn đong đầy hạnh phúc, được nhiều người ngưỡng mộ.

40 năm vượt nghèo khó, sóng gió, yêu thương hết mực

Ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, khi hỏi nhà của ông Nhường, bà Hồng, nhiều người liền chỉ căn nhà trồng rất nhiều hoa đẹp quanh nhà và hai bên đường lộ. Trong ngôi nhà đầm ấm, khang trang, những tấm bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện và xã, với thành tích đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, cuộc thi mô hình có cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp, thực hiện công trình giao thông thủy lợi tại địa phương… được ông lưu giữ cẩn thận.

Nói về những phần khen thưởng trân quý này, bà Hồng chia sẻ: “Thành quả của ổng hết đó, ổng thường cùng các chú, các bác và anh em ở ấp bỏ công cáng đi làm cầu, làm lộ. Ổng chăm chút cho cảnh quan ngôi nhà dữ lắm, nên mới được công nhận, biểu dương nhiều vậy”.

Năm 2000, cây cầu So Đũa Bé được xây dựng, ông Nhường cùng nhiều người dân biết làm hồ ở ấp bỏ công sức nhiều ngày để làm cây cầu cho bà con đi lại, kết nối giao thương ấp này với các ấp khác… Rồi lúc làm con lộ ở ấp So Đũa Bé, ngoài xuất công tiếp công nhân xây dựng trên diện tích đất của gia đình, ông Nhường còn đi tiếp các hộ dân khác là người già, người neo đơn quanh ấp. Ở xóm này, có những đoạn đường, cống thủy lợi bị hư, ai rủ đi sửa chữa giùm là ông sẵn sàng. “Mấy chuyện nho nhỏ đó có gì đâu mấy chú ơi. Nói ra ngại lắm. Ở ấp này có nhiều chú bác đi làm việc ý nghĩa này, tôi chỉ là một người trong nhóm hay đi làm cầu đường tình nguyện. Ai cũng tích cực vì việc chung, mình góp chút sức cũng không có gì đáng nói đâu”, ông Nhường bộc bạch.

Dù nói khiêm tốn vậy, nhưng nhìn những bằng khen, giấy khen của ông Nhường, đã minh chứng về sự nhiệt tình vì cộng đồng của ông. Hễ có ai nhắc đến thành tích, ông Nhường lại… nhường cho vợ mình: “Tất cả là nhờ vợ tôi hết đó”.

Bà Hồng - vợ ông, là hậu phương vững chắc của chồng. Ông Nhường năm nay 62 tuổi, còn bà Hồng bước sang tuổi 57. Lấy nhau khi bà vừa tròn đôi chín, cuộc sống nghèo khổ không biết nói sao cho hết. Chính từ những ngày gian nan, là sợi dây gắn kết lâu bền, keo sơn cho tình nghĩa vợ chồng của ông bà.

Suýt xa nhau vì không sinh con

Vì hoàn cảnh riêng, nên ông Nhường sống với ông bà nội từ nhỏ. Theo suy nghĩ của người xưa, ngay sau khi cưới, sinh con càng nhanh càng tốt. “Tôi nhớ rõ ngày cưới của hai vợ chồng là vào 16-6-1980. Bà nội nói đẻ con cháu cho vui cửa nhà. Hồi đó nghèo lắm, nhưng ở nhà ai cũng muốn đông con cháu, nên mọi người đốc thúc lắm. Vợ chồng tôi thấy còn nghèo, nên nói riêng với nhau là để làm ăn vài năm cho khá với người ta rồi mới đẻ con. Còn bà nội có nói, có la sao không chịu đẻ thì cũng ráng hứa cho qua, chứ không dám trả lời”, bà Hồng nhớ lại.

Sau 5 năm, bà nội không còn đốc thúc nữa, mà ra… “tối hậu thư”, cho 3 năm nữa, nếu không có đẻ thì chia tay, để ông Nhường có vợ khác mà sinh con đẻ cái nối dòng. Nhưng đến năm thứ 8 sau ngày kết hôn, vẫn chưa có tin vui, gia đình chồng mới cho thêm 2 năm nữa coi như đã là sự tình nghĩa trọn vẹn, để bà Hồng không oán trách gia đình chồng. Sau đó, bà nội chồng bắt bà Hồng đi khám, vì nghĩ chuyện không đẻ được là do phụ nữ phần nhiều. Khám xong, bác sĩ cho biết tất cả bình thường, bà có khả năng sinh con… Vậy là không bị cằn nhằn quá nhiều như trước.

Thêm chục năm nữa, cuộc sống đỡ hơn, khi đó ông Nhường, bà Hồng nghĩ nhiều đến chuyện có con cho vui cửa vui nhà, nhưng có lẽ đã qua cái tuổi có thể sinh con rồi, thế là hai vợ chồng an ủi nhau, coi như chưa có duyên đường con cái, sống với nhau hạnh phúc đã vui rồi.

“Nói vậy chứ nhiều khi nhìn nhà người khác con cháu nhiều, sợ vợ chạnh lòng tôi cũng đâu có vui đâu, nhưng ráng an ủi vợ, đã không có con vợ chồng phải thương nhau hơn trước nữa. Tình nghĩa mấy chục năm khó khăn mới gầy dựng được, đâu có dễ gì mà để ảnh hưởng. Có buồn nhưng cả hai ráng an ủi vượt qua”, ông Nhường bộc bạch.

Còn khi hỏi bà thương chồng ở điểm nào nhất, bà Hồng trả lời ngắn gọn: “Tôi thương hết thảy về ổng đó”. Rồi cười sảng khoái. Câu chuyện hạnh phúc của vợ chồng ông Nhường, bà Hồng từ chỗ có ít lời ra tiếng vào của xóm giềng về chuyện không có con cái, thậm chí có người còn ác miệng nói: “Cây độc không trái…”. Giờ, đây là mái ấm hạnh phúc được ngưỡng mộ, những cặp đôi trẻ nhìn vào để học hỏi…

Đó là mối tình đẹp - đẹp cả tình lẫn nghĩa, nét đẹp cho tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn, hạnh phúc đong đầy. Chưa phải bấy nhiêu đó, hơn 2 năm nay, người chị thứ tư của bà Hồng cũng về đây sống để trị bệnh, cả nhà đầm ấm, yên vui và luôn rộn tiếng cười, trên thuận dưới hòa, ai cũng ngưỡng mộ. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, chị của bà Hồng, bày tỏ: “Vợ chồng em tôi không con nhưng hạnh phúc hơn nhiều người có con luôn đó chứ. Tất nhiên đó là do hoàn cảnh thôi. Tôi về đây sống, để trị bệnh, nhìn em út đối xử với mình thân thương, mình cũng phải đối đãi sao cho coi được, nghĩa tình”.

Nói về gia đình ông Nhường,  bà Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân Phạm Nhật Hồng chia sẻ, gia đình ông Nhường luôn tích cực đóng góp cho ấp, cho địa phương, luôn gương mẫu trong các hoạt động, nhất là những hoạt động phong trào trong xây dựng đời sống văn hóa. Điều đáng ngưỡng mộ nữa là tình cảm vợ chồng rất đẹp của ông bà, khiến nhiều người ngưỡng mộ, noi gương.

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读