【tỷ số vigo】Tăng trưởng tín dụng chưa thể “thả phanh” trong năm 2023

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 23:16:39 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:166次

Lãi suất tỷ giá đã dịu,ăngtrưởngtíndụngchưathểthảphanhtrongnătỷ số vigo nhưng còn nguy cơ tiềm ẩn

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến cuối tháng 12/2022, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng hơn 13%. Đây có thể coi là một tỷ lệ tăng trưởng khá hợp lý, khá sát với mục tiêu tăng trưởng đã được NHNN hoạch định hồi đầu năm 2022 là 14%.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, 2022 là năm có nhiều khác biệt so với mọi năm, trong điều hành vĩ mô nói chung và với ngành Ngân hàng nói riêng. Nền kinh tế vừa trải qua hai năm khó khăn do đại dịch Covid-19, gây ra tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.

Trong khi đó, các yếu tố từ bên ngoài cũng có những tác động bất ngờ với thị trường tiền tệ trong nước. Những động thái quốc tế đáng chú ý nhất trong năm qua là xung đột Nga – Ucraina và động thái tăng lãi suất liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo đó, chính sách tiền tệ của Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã “quay ngoắt” 180 độ, từ chính sách nới lỏng trong giai đoạn dịch Covid-19 sang chính sách thắt chặt mạnh tay để kiểm soát lạm phát. Trong đó, FED đã 7 lần tăng lãi suất liên tục và tất cả những biến động kinh tế vĩ mô toàn cầu như vậy đều đã tác động lớn đến kinh tế và thị trường tiền tệ Việt Nam.

Với bối cảnh như trên, Việt Nam vẫn giữ nguyên được các mức lãi suất điều hành trong vòng hơn 8 tháng của năm 2022. Tuy nhiên trong 2 tháng liên tục sau đó (tháng 9 và tháng 10), NHNN đã 2 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (TCTD), với tổng mức tăng 0,8 - 2%/năm; tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên.

Theo đánh giá của ông Phùng Trung Kiên - Giám đốc Phân tích Công ty chứng khoán AIS, động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN không phải chỉ là việc chịu sức ép từ xu hướng tăng lãi suất chung mà còn bởi áp lực từ tỷ giá. Tỷ giá VND/USD liên tục tăng từ đầu năm 2022 và đặc biệt, tốc độ tăng tỷ giá ngày một “nóng” kể từ giữa năm 2022. Trong bối cảnh này, NHNN mặc dù khẳng định vẫn đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp và người dân có nhu cầu, nhưng tâm lý găm giữ ngoại tệ trong một số doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu xuất hiện. Trong bối cảnh này, NHNN cũng đã có một quyết định khá mạnh tay đưa ra hồi giữa tháng 10/2022 là nới biên độ tỷ giá giao ngay VND/USD từ 3% lên 5%. Quyết định này của NHNN đưa ra trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ vẫn đảm bảo khá tốt, nhờ lợi thế xuất siêu của nền kinh tế và giải ngân đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng nên đã giải tỏa tâm lý găm giữ ngoại tệ, nhờ đó tỷ giá dịu dần trong giai đoạn sau đó.

Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp được giới ngân hàng đặt nhiều kỳ vọng để giảm chi phí.
Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp được giới ngân hàng đặt nhiều kỳ vọng để giảm chi phí.

Trong khi đó, lãi suất vào những ngày cuối năm cũng đã dần đi vào ổn định và có phần hạ nhiệt hơn so với thời kỳ tăng nóng. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm cuối tháng 12 đã giảm xuống mức rất thấp với chỉ 3,25%; kỳ hạn 1 tuần cũng chỉ còn khoảng 4,91%. Đây là mức lãi suất thấp hơn khá nhiều so với mức 6,34% và trên 7% của hai kỳ hạn này giai đoạn đầu tháng 11. Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt một phần nhờ sự đồng thuận tốt hơn giữa các ngân hàng với nhau, thông qua một số cuộc họp của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam diễn ra trong tháng 12/2022. Đồng thời, NHNN cũng đã có những động thái hỗ trợ thanh khoản thông qua thị trường mở và những khuyến cáo hạ lãi suất được đưa ra liên tục vào cuối năm.

Tín dụng chưa thể “thả lỏng”

Một số tín hiệu tích cực về lãi suất, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý… đã xuất hiện vào cuối năm 2022; tuy nhiên, những yếu tố bất ổn từ bên ngoài và bên trong vẫn còn tiềm ẩn.

Một trong những thông điệp được đại diện NHNN đưa ra mới đây cho thấy, NHNN vẫn giữ quan điểm không “hào phóng” trong việc cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023. Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN cho biết, khi nhìn sâu vào cấu trúc của kinh tế Việt Nam với quy mô tín dụng so với GDP, rất nhiều tổ chức quốc tế luôn cảnh báo về an toàn hệ thống. Trong khi đó, tín dụng nếu chỉ cần cứ duy trì tốc độ khoảng 12 – 14%/năm thôi thì tốc độ cũng đã luôn gấp khoảng 2 lần so với tăng trưởng GDP. Điều này đồng nghĩa tỷ trọng tín dụng ngân hàng/GDP sẽ vẫn còn tiếp tục tăng lên theo từng năm. “Đây là một trong những yếu tố NHNN luôn phải cân nhắc, một mặt luôn hỗ trợ nền kinh tế, nhưng phải kiểm soát được rủi ro” - ông Quang nói.

Nhìn vào diễn biến chung về lãi suất và tỷ giá trong thời gian tới, đại diện NHNN cho biết thêm, các động thái tăng lãi suất của FED tuy đã chậm lại nhưng sẽ vẫn còn tiếp diễn đến hết năm 2023, nên xu hướng chung trên thế giới về lãi suất là vẫn còn tiếp tục tăng. Do đó, Việt Nam sẽ còn đối mặt với rất nhiều khó khăn nếu muốn đi ngược lại với dòng chảy chung. Mặc dù vậy, NHNN cho biết sẽ tham mưu, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để cố gắng giảm lãi suất nếu có thể.

Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Một trong những thông tin đáng chú ý liên quan đến hoạt động tiền tệ trong năm 2022 là việc Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ. Nội dung này được công bố trong trong Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” đưa ra hồi tháng 11/2022.

Báo cáo này cũng có nhiều đánh giá tích cực công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Một trong những kỳ vọng mà các ngân hàng đặt ra là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt để giảm chi phí, tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất. Thực tế việc ứng dụng công nghệ đã cho thấy một số kết quả nhất định. Ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết, việc áp dụng các công nghệ hiện đại đã giúp TPBank giảm được khoảng 30% chi phí hoạt động. Với khoảng 95% giao dịch được xử lý qua kênh số, TPBank đang áp dụng LiveBank - điểm giao dịch ngân hàng tự động cho phép khách hàng gửi hoặc chuyển tiền, mở thẻ lấy ngay bằng công nghệ nhận diện bằng khuôn mặt, vân tay. Theo Tổng giám đốc TPBank, với gần 500 LiveBank đang hoạt động trên cả nước, số lượng khách hàng của TPBank dự kiến sẽ tăng từ khoảng 8 triệu trong năm nay lên 10 triệu trong năm tới.

Về phía NHNN, cơ quan này cho biết vừa qua cũng đã hoàn thành thử nghiệm kỹ thuật kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng chống rửa tiền, thông tin tín dụng và dịch vụ công NHNN. Bên cạnh đó, hầu hết các TCTD đã, đang hoặc dự tính xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số; gia tăng các ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng trong hoạt động thanh toán. Kết quả sơ bộ đến nay cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng của năm 2022 tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Gia tăng yêu cầu an toàn cho các kênh thanh toán

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp được giới ngân hàng đặt nhiều kỳ vọng để giảm chi phí, qua đó giảm mặt bằng lãi suất, nhưng yêu cầu về an toàn cho hoạt động thanh toán cũng đặt ra một thách thức lớn.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Trong đó, các ngân hàng được khuyến nghị cần thường xuyên thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục tài chính, phổ cập toàn diện các thông tin, quy định liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng…

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接