Hoạt động quản lý nhà nước về mã số mã vạch và việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đã được quy định từ gần 20 năm trước theo Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 và Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/ 2011 của Bộ KH&CN về sửa đổi,ệpcầntuânthủquyđịnhvềsửdụngmãsốmãvạchnướcngoàxem lai bd bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN) và được thực hiện trước khi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 được ban hành. Theo thông lệ quốc tế, khi đăng ký với GS1 (Tổ chức Mã số mã vạch toàn cầu), một doanh nghiệp sẽ được cấp một hoặc một số tiền tố doanh nghiệp (GCP) và từ đó cho phép tạo ra các mã định danh dòng sản phẩm (GTIN), đơn nhất trên toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp khác muốn sử dụng mã nước ngoài đã được đăng ký của doanh nghiệp chủ sở hữu mã thì phải được ủy quyền của doanh nghiệp này. Điều này tạo sự minh bạch, góp phần chống gian lận trong quá trình thương mại quốc tế. Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhờ mã số mã vạch. Và trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa các quốc gia, gian lận xuất xứ đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của các doanh nghiệp chân chính, uy tín của các sản phẩm và môi trường kinh doanh từng quốc gia. Để chắc chắn rằng không có chỗ cho gian lận xuất xứ, vì có thể biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm hàng hóa của quốc gia mình. Cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, hải quan chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, làm giả xuất xứ, dán nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trung chuyển hàng hóa trái phép. Đồng thời, tiến hành việc xác minh sử dụng mã nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng gian lận, làm giả sản phẩm tại Việt Nam, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế và góp phần minh bạch hóa nguồn gốc của các sản phẩm trên thị trường, tăng uy tín đối với khách hàng. Ảnh minh họa |